Tổ chức nhân sự và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 88 - 89)

2.3.1.4 .Tỷ lệ nợ xấu theo CAR

2.3. Hoạt động Ngân hàng một năm sau sáp nhập

2.3.6. Tổ chức nhân sự và đào tạo

Tổng số cán bộ nhân viên toàn hệ thống SHB đến 31/12/2013 là 5.002 người. Về trình độ nhân sự, số cán bộ nhân viên của Ngân hàng mẹ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 87,3% trong tổng số lao động của toàn Ngân hàng.

Biểu đồ 2.4: Số lƣợng nhân sự giai đoạn từ 2009 đến 2013

(Nguồn số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính SHB Qua các năm)

Năm 2013, công tác nhân sự tiếp tục được cơ cấu lại theo định tinh gọn tổ chức bộ máy, tiết giảm chi phí hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh.

Đội ngũ cán bộ nhân viên được xây dựng và đào tạo có đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Tạo lập, đào tạo văn hóa doanh nghiệp của SHB tới từng người lao động. Trang bị đầy đủ cho toàn thể người lao động các kiến thức, kỹ năng cơ bản và nâng cao về hoạt động ngân hàng bằng các khóa đào tạo bên ngoài và trong nội bộ.

Đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người lao động về các chế độ lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các phúc lợi khác.

SHB luôn chú trọng đến chất lượng cán bộ, tuyển chọn nhân sự với yêu cầu đầu vào đạt tiêu chuẩn cao về trình độ, sức khỏe, phẩm chất đạo đức.

Bên cạnh hàng trăm khóa đào tạo bên ngoài và nội bộ trực tiếp đào tạo, SHB tiến hành nghiên cứu và phát triển đào tạo thông qua các ứng dụng công nghệ cao trong đào tạo như: Triển khai hệ thống quản lý học tập – thi tuyển trực tuyến; hệ thống khảo sát – đánh giá chất lượng sau khóa học trực tuyến; phát triển đào tạo qua cầu truyền hình;....

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 88 - 89)