Hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 85 - 87)

2.3.1.4 .Tỷ lệ nợ xấu theo CAR

2.3. Hoạt động Ngân hàng một năm sau sáp nhập

2.3.4. Hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng

Bối cảnh kinh tế năm 2013 tuy đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: hoạt động của các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao, tổng cầu của nền kinh tế vẫn ở mức thấp... Do vậy để thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch năm 2013 là một áp lực lớn trong bối cảnh việc tăng trưởng tín dụng phải luôn chú trọng đảm bảo chất lượng tín dụng. Ngay từ đầu năm 2013, SHB đã đề ra kế hoạch phát triển tín dụng với chính sách khách hàng cạnh tranh về lãi suất cho vay, dịch vụ Ngân hàng cùng với sản phẩm tín dụng đa dạng đã tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh SHB phát triển. Dư nợ cho vay cá nhân và tổ chức kinh tế đến cuối năm 2013 đạt 76.509,7 tỷ đồng, tăng 19.569,9 tỷ đồng tương ứng tăng 34,4% so với năm 2012.

Đơn vị: Tỷ VNĐ 140.000 500% 130,951,5 450% 120.000 400% 104.131,4 100.000 350% 80.000 300% 62.126,3 60.000 45.030,9 40.000 24.647,4 250% 200% 150% 100% 20.000 50% O 0% 2009 2010 2011 2012 2013

Biểu đồ 2.3: Tổng dƣ nợ và tăng trƣởng qua các năm giai đoạn 2009-2013

(Nguồn số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính SHB qua các năm)

Cơ cấu danh mục tín dụng năm 2013 của SHB theo ngành hàng, khách hàng đa dạng và tập trung vào một số ngành ít rủi ro như: tập trung đẩy mạnh khách hàng cá nhân có thu nhập trung bình trở lên, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa thuộc lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; Các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn. Đồng thời SHB đẩy mạnh cho vay đối với các lĩnh vực được khuyến khích phát triển tín dụng theo chủ trương của Chính phủ và NHNN, giảm thiểu rủi ro và tạo nền tảng khách hàng vững chắc cho SHB.

Bên cạnh đó, SHB cũng đẩy mạnh tập trung vốn cho nhiều dự án trọng điểm của quốc gia là các dự án công trình giao thông vận tải theo hình thức BoT (BT) như dự án mở rộng quốc lộ I qua Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, xây dựng nút giao thông khác mức tại Ngã Ba Huế - TP. Đà Nẵng, xây dựng nút giao thông khác mức tại Ngã Ba Huế thuộc thành phố Đà Nẵng, xây dựng cầu Đồng Nai mới, các dự án xây dựng nhà máy thủy điện, đường dây truyền tải điện lớn,...Đây là những dự án tạo tiền đề cho SHB phát triển tín dụng trong cuối năm 2013 và đầu năm 2014 đồng thời tạo điều kiện để phát triển khách hàng và các dịch vụ khác của Ngân hàng.

Công tác thu hồi xử lý nợ quá hạn, nợ xấu được đặc biệt chú trọng trong năm 2013 và triển khai mạnh nên hiệu quả thu hồi nợ xấu đạt kết quả tương đối tốt. Kết

Đơn vị: TỷVNĐ 90.000 600% 80.000 76.509,7 500% 70.000 60.000 56.939,7 400% 50.000 300% 40.000 29.161,9 30.000 22.375,6 200% 20.000 12.828,8 100% 10.000 O 0% 2009 2010 2011 2012 2013

quả đạt được giúp tỷ lệ nợ xấu của SHB giảm mạnh từ 8,8% vào thời điểm cuối năm 2012 xuống còn 4,06% thời điểm cuối năm 2013, đồng thời hoàn thành kế hoạch ĐHCĐ đưa tỷ lệ nợ xấu về còn xuống dưới 5%. Tỷ lệ nợ quá hạn cũng giảm mạnh từ 16,65% năm 2012 xuống còn 7,13% năm 2013.

SHB thực hiện chính sách duy trì và thận trọng trong việc cấp tín dụng, rà soát đánh giá lại tình hình tài chính của từng khách hàng để điểu chỉnh hạn mức tín dụng cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh, phương án sản xuất kinh doanh trong giai đoạn bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro từng nghiệp vụ NH nhằm nâng cao khả năng cảnh báo phát hiện sớm rủi ro đối với các hoạt động của SHB được chú trọng. Đảm bảo từng quy trình nghiệp vụ đều được xây dựng kiểm soát trước trong và sau khi phát sinh. Vì vậy cũng hạn chế rủi ro trong hoạt tín dụng, hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu mới trong bối cảnh kinh tế khó khăn nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng vẫn ở mức cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)