Giới hạn mức độ liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 27 - 29)

1.1. Lý luận về hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng

1.1.2.2. Giới hạn mức độ liên kết

M&A theo chiều ngang (Horizontal M&A): Thực chất đây là hoạt động

M&A giữa hai ngân hàng kinh doanh và cạnh tranh trên cùng một dòng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong cùng một thị trường như: Liên minh thẻ tín dụng giữa Eximbank- Đông Á bank -VCB hoạt động trong nước; ngân hàng Algemene Bank Nederland (ABN) và Amsterdamsche-Rotterdamche Bank (AMRO), kết quả cho bên sáp nhập lợi thế kinh tế nhờ quy mô, cơ hội mở rộng thị trường, kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng hiệu quả của hệ thống phân phối.

M&A theo hình thức này thường diễn ra khi có sự củng cố, hợp nhất trong ngành, đi cùng với việc các quy định được dỡ bỏ và sự phát triển vượt bậc của công nghệ, tạo điều kiện cho các ngân hàng kết hợp với nhau để tạo ra một quy mô và trình độ ngân hàng mà ở đó việc kinh doanh có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hạn chế của hình thức này là việc đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng bị giới hạn.

M&A theo chiều dọc (Vertical M&A): Hình thức này là M&A giữa hai ngân

hàng nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn tới mở rộng về phía trước hoặc phía sau của ngân hàng sáp nhập trên chuỗi giá trị đó như: Ngân hàng TMCP Liên Việt thực hiện M&A bằng hoạt động mua lại trương mục tiết kiệm bưu điện của Bưu Điện để xây dựng thành ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt nhằm thừa hưởng hệ thống mạng lưới bưu cục làm điểm giao dịch và tiết kiệm bưu điện trở thành sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng.

Như vậy, M&A theo chiều dọc đem lại cho ngân hàng lợi thế về đảm bảo, kiểm soát chất lượng nguồn dịch vụ và sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giảm chi phí

trung gian, chủ động về chi phí và sản phẩm đầu ra trước đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, so với M&A chiều ngang thì hạn chế của hình thức này là giới hạn ở việc mở rộng quy mô hoạt động của các ngân hàng.

- M&A theo chiều sâu (in Depth M&A): Liên kết về chiều sâu trong hoạt

động M&A cũng là một hình thực mở rộng thị trường bằng việc chuyên môn hóa cung cấp một loại sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ở những thị trường khác nhau. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, sáp nhập mở rộng thị trường có thể diễn ra khi ngân hàng này mua lại ngân hàng khác địa bàn để tận dụng lợi thế về thương hiệu, uy tín hay mạng lưới giao dịch hiện có của ngân hàng này để mở rộng thị trường cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngân hàng vốn là thế mạnh của ngân hàng mua lại. Điều này cho thấy, sẽ rất hiệu qủa hơn là ngân hàng mới mở trên địa bàn mới phải tập trung mọi nguồn lực xây dựng và kinh doanh từ ban đầu, nếu khi có rủi ro xảy ra rất dễ gây thương tổn cho chính thương hiệu của ngân hàng mình. Ngoài ra, có một số hình thức M&A khác như: sáp nhập tổ hợp, sáp nhập tập đoàn… những hình thức này ít có phổ biến trong hoạt động M&A ngân hàng.

Đối với các ngân hàng, M&A cung cấp một chiến lược cạnh tranh toàn cầu. Cho dù các thương vụ này ở bên trong một ranh giới lãnh thổ hoặc vượt qua các biên giới quốc gia, việc duy trì lợi thế cạnh tranh là cần thiết cho một ngân hàng để tồn tại và phát triển. Nếu nội lực ngân hàng đó không làm điều này, tự nó sẽ bị M&A hoặc hướng tới phá sản trong tương lai, khi ngân hàng đó không thể gia tăng được nội lực của mình. Về mặt quốc tế, trong hai thập kỷ qua đã có sự xuất hiện của nhiều ngân hàng mạnh, đặc biệt là ở châu Á với sự lớn mạnh của ngân hàng Nhật Bản (Mitsubishi UFJ Financial Group- MUFG) bởi sự sáp nhập từ hai ngân hàng Mitsubishi Tokyo và UFJ trở thành ngân hàng lớn nhất trên thế giới; Trung Quốc có ngân hàng (International Comercial bank of China – ICBC), vươn mình ra khu vực vì có lợi thế rất lớn do ICBC có nền tảng dân số người Hoa rất đông trên thế giới là thị trường tiềm năng. Nắm bắt một phần của thị trường ở các nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, Singaporevà Indonesia đã trở thành một mục tiêu quan trọng của các ngân hàng hiện đại xuyên quốc gia. Các thương vụ M&A và liên minh chiến lược

ngân hàng đem đến một chiến lược hữu ích, thông qua việc mua cổ phần của các ngân hàng ở ngoài quốc gia, thực hiện và đào tạo, liên kết, cung cấp, chia sẽ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa năng của mình.

Hiện nay, hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam tồn tại có hai hình thức M&A là: hình thức tự nguyện và hình thức theo chỉ định.

Hình thức tự nguyện: đây là hình thức mà quyền của chủ sở hữu TCTD,

TCTD có thể tham gia M&A để phù hợp với mục tiêu phát triển ngân hàng và nguyện vọng của chủ sở hữu với đa số cổ đông.

Hình thức chỉ định: là hình thức không tự nguyện hay có thể nói là bắt buộc

theo chì định của Nhà nước, nói chung hoạt động của các TCTD có tính nhạy cảm cao và lan truyền. Một TCTD đổ vỡ có thể ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng. Do vậy, một TCTD nào đó rơi vào tình trạng hoạt động kinh doanh yếu kém, có nguy cơ đổ vỡ, ảnh hưởng đến an toàn hệ thống, không gia tăng được nội lực hoặc không thực hiện M&A theo phương thức tự nguyện thì có thể phải thực hiện theo lộ trình sắp xếp, chấn chỉnh củng cố ngân hàng TMCP của NHNN. Trong trường hợp này, NHNN sẽ xây dựng phương án đối với từng trường hợp cụ thể để trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trước khi thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)