1.1. Lý luận về hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng
1.1.3. Các bên tham gia vào hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua bán
M&A là hoạt động vì lợi ích đa chiều, tương đối phức tạp và cũng ẩn chứa nhiều rủi ro trong quá trình thực hiện giao dịch. Sự chuyên nghiệp của các bên tham gia vào hoạt động M&A sẽ đem đến những yếu tố thành công hơn so với khi các bên tham gia ít có am hiểu chuyên môn về các thủ tục và trình tự giao dịch M&A.
- Đối vối các ngân hàng, tổ chức tài chính trong nước: Khi chủ thể là các
ngân hàng trong nước tham gia hoạt động M&A họ lại ít có kinh nghiệm về thực hiện giao dịch M&A ngân hàng, do M&A ngân hàng là một nghiệp vụ khá mới mẻ và còn nhiều bất cập trong thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. Tâm lý của các ngân hàng lớn thiếu hiểu biết, lúng túng khi muốn tham gia vào thị trường M&A, ngại sáp nhập với các ngân hàng lớn khác, mà chủ yếu muốn hoạt động độc lập, tự thân phát triển, ít có tầm nhìn chiến lược về hoạt động tài chính ngân hàng khu vực
và toàn cầu. Khi những ngân hàng này tiếp nhận những ngân hàng nhỏ, thì cũng ẩn chứa một tâm lý là gánh vác trách nhiệm rủi ro từ những ngân hàng nhỏ, thiếu kinh nghiệm thẩm định các tài sản, hồ sơ pháp lý của ngân hàng tham gia. Trong khi đó các ngân hàng nhỏ thường bảo thủ, không muốn bị lệ thuộc và mất quyền lãnh đạo
ngân hàng mình, tư tưởng kinh doanh “làm ông chủ nhỏ”, không muốn nắm giữ cổ
phiếu nhỏ trong một ngân hàng lớn hơn. Các nhà lãnh đạo ngân hàng nhỏ thường có quan điểm và tầm nhìn hạn chế, nên họ cũng ít có khả năng thuyết phục cổ đông ngân hàng mình tham gia vào họat động M&A.
- Đối với các nhà đầu tư nước ngoài: Mặc dù họ có nhiều kinh nghiệm về
M&A nhưng môi trường M&A tại Việt Nam không thuần nhất như hoạt động M&A ở trên thế giới do hành lang pháp lý chưa đầy đủ, thị trường chưa phát triển; sự am hiểu về văn hóa Á đông còn ít nên dẫn đến phát sinh nhiều bất cập trong quá trình thương lượng trước, trong và sau khi thực hiện các giao dịch M&A ngân hàng. Thực tế, đây cũng là một trong những rào cản lớn hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tham gia mua cổ phần, hoặc M&A với các NHTM trong nước.
-Công ty và đội ngũ tư vấn M&A: Đội ngũ luật sư, các công ty tư vấn về hoạt
động M&A ở Việt Nam đang còn rất ít hạn chế cả về trình độ, kinh nghiệm, cách thức tổ chức thực hiện. Các tổ chức tư vấn và luật sư nước ngoài thì lại ít am hiểu pháp luật, môi trường kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam. Sự bất cập về ranh giới khoảng cách này làm cho các hoạt động giao dịch M&A trước đây vốn ít có giao dịch lại càng ít sôi động hơn.
Thực tiễn hoạt động M&A chỉ mới du nhập vào Việt Nam trong thời gian ngắn, đặc biệt M&A ngân hàng còn hết sức mới và chưa được hoàn chỉnh theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, trong điều kiện và diễn biến của thị trường tài chính tiền tệ thế giới cũng như sự ảnh hưởng to lớn của khủng hoảng tài chính toàn cầu trong những năm gần đây, đã tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng TMCP trong nước. Xu hướng M&A ngân hàng trong tương lai gần sẽ có những diễn biến tích cực và nhanh chóng hơn để phù hợp với xu thế hội nhập, bắt buộc phải mở cửa với yêu cầu khách quan của phát triển kinh tế Việt Nam; Mỗi một
ngân hàng TMCP cảm nhận có nhiều áp lực với những luồng gió nóng đang thổi vào gáy ngân hàng mình từ việc cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài (NHNNg), ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu xem xét về số lượng ngân hàng thì Việt Nam vẫn có rất nhiều ngân hàng TMCP hoạt động so với các nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực. Tuy nhiên, xét về quy mô vốn và năng lực hoạt động, khả năng cạnh tranh còn quá thấp so với ngân hàng trong khu vực, đây là yêu cầu cần thiết cho sự gia tăng nguồn vốn để hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác; nhu cầu tìm kiếm cổ đông chiến lược từ nước ngoài nhằm tiếp nhận công nghệ hàng hiện đại, đội ngũ nhân sự thành thạo nghiệp vụ, am hiểu nghề nghiệp có thể tư vấn và đào tạo nhân viên ngân hàng từ kinh nghiệm mà các ngân hàng này đã trải qua. Trong thời gian này, các NHNNg tham gia mua cổ phần của các ngân hàng trong nước sẽ được thuận lợi hơn do Chính phủ, NHNN Việt Nam cho phép các ngân hàng TMCP trong nước tăng vốn điều lệ theo lộ trình và hạn chế cho thành lập ngân hàng mới. Việc tham gia M&A ngân hàng là một trong những bước đi quan trọng lấn chiếm thị phần các ngân hàng trong nước để chiếm lĩnh thị trường của các tập đoàn tài chính ngân hàng nước ngoài.