1.4.1. Lợi ích của sáp nhập, hợp nhất và mua bán ngân hàng
Cách nhìn quan trọng hơn hết của các ngân hàng thành công trong việc thực hiện M&A là hoạt động này làm tăng quyền lực thị trường và tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên, quan điểm này không chắc chắn trong các tình huống M&A không tự nguyện trong khi "người thắng cuộc" có thể giữ quan điểm cho rằng hoạt động này dẫn đến sức mạnh thị trường tăng, "kẻ thua cuộc" có thể có một quan điểm hoàn toàn khác. Cho phép lập luận và khẳng định rằng lý do chính cho bất kỳ lợi ích ròng của một thương vụ M&A là kết quả khép lợi ích từ tác động tổng hợp của M&A. Ý tưởng đằng sau tác động tổng hợp là 1 + 1 = n với n> 2, tác động tổng hợp này tạo ra lợi ích cộng hưởng. Sức mạnh tổng hợp phát sinh do nhiều yếu tố, một số trong những yếu tố chính là hiệu quả kinh tế do quy mô ngân hàng, hiệu quả kinh tế do phạm vi kinh doanh, hiệu ứng kế toán, và các hiệu ứng quản lý…
1.4.1.1. Hiệu quả kinh tế do quy mô đem lại
M&A cho phép các ngân hàng kết hợp với nhau để cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mình với chi phí cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ thấp hơn. Điều này xảy ra khi ngân hàng có thể trãi rộng chi phí quản lý, mạng lưới hoạt động và quảng cáo trên một khối lượng sản phẩm dịch ngân hàng gia tăng.
Thông qua hoạt động M&A ngân hàng, tạo nên những ngân hàng sau M&A có quy mô họat động lớn hơn về vốn, mở rộng và đa dạng mạng lưới, đua tới nhiều cơ hội lớn hơn cho đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. M&A ngân hàng góp phần làm tinh giảm ngân hàng yếu kém, thu gọn số lượng ngân hàng theo định hướng giúp cho nhà nước quản lý hệ thống ngân hàng được thuận lợi hơn. Mặt khác, M&A ngân hàng xuyên quốc gia cũng là một kênh dẫn vốn huy động vốn đầu tư nước
ngoài vào trong nước, đồng thời tiếp nhận được những công nghệ, kỷ thuật ngân hàng hiện đại từ các nước phát triển. Đối với Việt Nam, hoạt động M&A ngân hàng thành công sẽ giúp cho Chính phủ và NHNN tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng nhanh hơn, tiết giảm được nhiều khoản chí phí, thời gian cho xã hội, là bước tiến quan trọng để tái cấu trúc nền kinh tế.
1.1.4.2. Hiệu quả kinh tế do phạm vi kinh doanh
Hiệu quả kinh tế do phạm vi kinh doanh khác hiệu quả kinh tế do quy mô đem lại là liên quan đến lợi ích thu được từ cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng, trong khi hiệu quả kinh tế do phạm vi kinh doanh giải quyết chi phí để sản xuất một sản phẩm duy nhất. M&A cho phép các ngân hàng có thể cung cấp các sản phẩm chung như thẻ tín dụng, ngoại hối, kinh doanh mua bán vàng chẳng hạn. Trong nhiều trường hợp, với cầu thị trường đã biết, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chung sẽ có chi phí rẻ hơn so với cung cấp từng sản phẩm riêng lẻ của mỗi ngân hàng. M&A có thể đem đến lợi nhuận nhiều hơn từ cung cấp các sản phẩm dịch vụ phụ thu như: phí rút tiền mặt ATM, phí thanh toán ngoài hệ thống, phí thanh toán thẻ tín dụng quốc tế…
1.1.4.3. Hiệu ứng kế toán
M&A dẫn đến việc giảm chi phí giao dịch trong hoạt động kinh doanh, M&A ngân hàng có khả năng phát sinh tổng nợ lớn hơn nhưng một hiệu ứng kế toán khác phát sinh do các giao dịch thị trường từng ngân hàng riêng rẻ trước đó được thay thế bằng giao dịch nội bộ như là kết quả của thương vụ M&A theo chiều dọc. Giao dịch nội bộ của một ngân hàng tạo ra các lợi ích bổ sung nhu tiết giảm chi phí hành chính, chi phí do giảm nhân sự, chi phí quản lý giao dịch giảm dáng kể bởi vì ra quyết định nhanh hon, chi phí pháp lý giảm bớt chậm trễ, và nói tổng quát hơn, chi phí kế toán thấp hơn. Khi thực hiện được quá trình M&A ngân hàng, M&A sẽ có tác động ngược lại là giúp cho các ngân hàng này tiết giảm được nhiều khoản chi phí như hành chính, quản trị, thông tin, chi phí bưu điện…tinh giảm những phòng ban, bộ phận không còn cần thiết, hợp nhất tinh gọn những phòng ban, bộ phận trùng nhau để tiết giảm chi phí nhân sự… Sau M&A ngân hàng xem như hoạt động
trong nội bộ với nhau thay vì nếu thành lập thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, bộ phận mới sẽ tốn rất nhiều thời gian, thủ tục và chi phí so với M&A.
1.1.4.4. Hiệu ứng quản lý
M&A bình thường dẫn đến việc các quản lý ít hoặc không hiệu quả sẽ được thay thế bởi những người được coi là quản lý hiệu quả. M&A cũng có thể tạo ra lợi ích từ việc thay thế toàn bộ hệ thống quản lý bởi một hệ thống quản lý mới, sàng lọc, hiệu quả hơn. Những việc này nâng cao tiềm năng tăng trưởng bền vững, và do đó nâng cao sức mạnh cạnh tranh ngân hàng. Tuy nhiên, nếu các cổ đông và nhân viên ngân hàng đều có lợi từ giao dịch M&A, và nếu những lợi ích này đã được tạo ra như là lợi ích hiệp đồng, thì lợi ích ngân hàng được gia tăng và góp phần thúc đẩy kinh tế sẽ làm cho lợi ích quốc gia cũng sẽ tăng lên.
Tác động của M&A ngân hàng làm nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân hàng hậu M&A, các ngân hàng này sẽ có nhiều lựa chọn để thu nạp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tốt, hạn chế hoặc đào thải những nghiệp vụ ngân hàng ít mang lại hiệu quả kinh tế cho ngân hàng. Mặt khác, quá trình M&A tác động làm cho hiệu quả quản lý cũng được nâng lên do tổng hợp được nhiều lợi thế của các ngân hàng vốn có trước khi M&A, hạn chế khắc phục nhược điểm, phát triển các ưu điểm trong quản lý ngân hàng để mang lại hiệu quả và lợi ích kinh tế thiết thực hơn trước.
1.1.4.5. Tận dụng nguồn nhân lực
M&A ngân hàng góp phần tác động đến quá trình tái cấu trúc ngân hàng tham gia về bộ máy quản trị điều hành, tăng cường lãnh đạo, nhân viên ngân hàng
Có kinh nghiệm chuyên môn hon bởi việc lựa chọn các nhân sự từ các ngân hàng tham gia M&A. Mặt khác hạn chế được những thời gian đào tạo, chí phí đào tạo và có thể sử dụng ngay lực lượng nhân sự vốn có sự giúp những ngân hàng này sau M&A bắt tay ngay vào thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.