Chất lượng tài sản của HBB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 73 - 74)

CHƢƠNG 2 : NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP MUA BÁN VÀ

2.3.1.1. Chất lượng tài sản của HBB

Trong 02 năm gần đây đang có dấu hiệu rủi ro hơn, trong đó, nguyên nhân chủ yếu phát sinh từ chất lượng các khoản cho vay và chất lượng tài sản khác. Danh mục tín dụng của HABUBANK kém đa dạng, tập trung cho vay một số khách hàng lớn và một số ngành nghề thuộc các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh như đóng tàu, vận tải biển, sản xuất giấy, vật liệu xây dựng và năng lượng. Đây là các nhóm khách hàng có chu kỳ sản xuất kinh doanh và vòng quay vốn tương đối dài hạn, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của các biến động kinh tế vĩ mô trong giai đoạn vừa qua. Do đó, dự kiến tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của HABUBANK trong giai đoạn tới có xu hướng gia tăng cao từ các khách hàng này. Ngoài hoạt động tín dụng, HABUBANK còn có một số khoản ủy thác đầu tư, đầu tư góp vốn, liên doanh, liên kết và đầu tư vào trái phiếu có khả năng sinh lời kém. Cụ thể, đối với các khoản ủy thác đầu tư này, HABUBANK đang phải đối mặt với tình trạng chậm thu hoặc khó đòi, trong đó có 600 tỷ đồng ủy thác đầu tư đang là đối tượng điều tra của cơ quan công an vì có dấu hiệu làm giả hồ sơ trái phiếu khách hàng. Ngoài ra, HBB đang nắm giữ khoảng 600 tỷ đồng trái phiếu Vinashin. Việc Vinashin gặp khó khăn về tài chính sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư trái phiếu của HBB.

Hoạt động kinh doanh tiền tệ trên thị trường 2 của HABUBANK trong thời gian qua cũng gặp phải những rủi ro tín dụng, trong đó có 270 tỷ đồng tiền gửi tại Công ty tài chính Cao su và hơn 200 tỷ đồng tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Dầu khí

toàn cầu, Đệ Nhất, Tài chính Sông đà và Tài chính Handico. Các khoản tiền gửi này hiện đều đang chưa thu hồi được do đối tác khó khăn về thanh khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mua bán và sáp nhập (M&A) ngân hàng - Nghiên cứu trường hợp M&A của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (HBB) (Trang 73 - 74)