1.1.4.8 .Tác động đến nhà nước
1.5. Kinh nghiệm về hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua bán của một số
1.5.1. Kinh nghiệm sáp nhập ngân hàng từ hợp nhất vốn nhằm tăng quy mô hoạt
Khi đi vào nghiên cứu M&A ngân hàng ở thị trường Nhật Bản, nhận thấy rằng khách hàng đã bắt đầu nhận thức được M&A là một hoạt động ngân hàng phổ biến, đã từng bước trở nên rõ ràng hơn dưới con mắt của nhà kinh doanh và công chúng trong những năm gần đây. Mục tiêu xuyên suốt của Mitsubishi UFJ Financial Group ( MUFG) và Mitsubishi Tokyo, quyết định xem M&A ngân hàng là cần thiết để hợp nhất vốn nhằm tăng quy mô hoạt động và duy trì sản phẩm dịch vụ ngân hàng lõi của từng ngân hàng cũ, phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng sau M&A điển hình:
Ngày 01/10/2005, Mitsubishi UFJ Financial Group ( MUFG) - Ngân hàng lớn nhất thế giới đã ra đời bởi sự sáp nhập giữa Mitsubishi Tokyo - ngân hàng lớn thứ hai với ngân hàng lớn thứ tư –UFJ của Nhật Bản, tạo nên ngân hàng có tổng tài sản là 188.000 tỷ yên, quy mô vốn hoạt động tương đương 1.770 tỷ USD và có hơn 40 triệu khách hàng, vượt qua Citigroup của Mỹ về giá trị tổng tài sản, trở thành
ngân hàng lớn nhất thế giới. Theo các nhà phân tích việc sáp nhập giữa UFJ và Mitsubishi Tokyo dã góp phần ổn định hệ thống tài chính Nhật Bản, sự kết hợp giữa thế mạnh của UFJ ở thị trường bán lẻ và các khu vực ngoài Tokyo cùng với thương hiệu quốc tế và mối quan hệ trong giới chủ đại tập đoàn của Mitsubishi Tokyo sẽ giúp MUFG tạo nên một vị thế vững chắc trong hệ thống tài chính ngân hàng toàn cầu. Thực tiễn cho thấy, hệ thống tài chính của Nhật Bản có giai đoạn hoạt động ì ạch, do các ngân hàng vẫn phải gánh chịu một khoản cho vay tín dụng xấu chồng chất và nhu cầu vay mới giảm đáng kể từ khi thị trường chứng khoán và bất động sản bong bóng sụp đổ vào đầu những năm 1990. Tổng khoản nợ xấu vào thời điểm này của Mitsubishi Tokyo – UFJ ước tính là 5.300 tỷ yên, Sumitomo Mitsui là 3.300 tỷ yên và Mizuho là 3.200 tỷ yên. Mặc dù hoạt động kinh doanh của nhiều ngân hàng Nhật Bản đã có tiến bộ trong những năm gần đây nhưng vẫn không có lãi trong các thương vụ với các ngân hàng Mỹ và châu Âu. Do đó, việc tiếp quản UFJ- ngân hàng hoạt động có lãi ít nhất trong 4 ngân hàng lớn nhất, bởi ngân hàng Mitsubishi Tokyo, vốn được đánh giá là ngân hàng mạnh nhất thời điểm đó, là một dấu hiệu tích cực trong nỗ lực cải thiện hệ thống tài chính trong nước. Theo các nhà phân tích, vụ sáp nhập này giúp giảm bớt nguy cơ phá sản của UFJ, đồng thời khôi phục lòng tin cho người dân. Ngay khi thông tin về triển vọng của vụ sáp nhập được công bố, cổ phiếu của UFJ đã tăng 11% lên 522.000 yên (4.823 USD/cổ phiếu), cổ phiếu của Mitsubishi Tokyo cũng tăng 7,4% lên 1.030.000 yên (9.516 USD/cổ phiếu). Các nhà phân tích cho rằng việc sáp nhập này thể hiện sự hồi phục cao của ngành ngân hàng Nhật Bản sau thời gian khó khăn với nợ nần. Những mặt được và chưa được của việc sáp nhập này, theo nhận định của chuyên gia kinh tế cơ quan chứng khoán ING ở Tokyo và tác giả phân tích, đánh giá cho thấy: - Đối với UFJ, lợi ích của việc sáp nhập là hiển nhiên. Năm 2003, UFJ đã thua lỗ khoảng 3,7 tỷ USD và không có khả năng đáp ứng được mục tiêu theo yêu cầu của Chính phủ là giảm một nữa số dư nợ tín dụng xấu 34,5 tỷ USD vào tháng 3/2005. - Còn Mitsubishi Tokyo, sáp nhập được UFJ đồng nghĩa với việc được sở hữu một ngân hàng chuyên nghiệp trong việc cho vay đối với tư nhân và công ty vừa và nhỏ ở
thành phố Nagoya sôi động của Nhật Bản, còn Mitsubishi Tokyo thường làm ăn với các tập đoàn lớn có trụ sở tại Tokyo và đăc biệt với các công ty con của tập đoàn công nghiệp khổng lồ Mitsubishi. Vụ sáp nhập này được Chính phủ Nhật Bản ủng hộ hơn các vụ sáp nhập trước đó do có chủ trương M&A, vì trước kia hầu hết các vụ sáp nhập chỉ đơn thuần được coi là động thái để bảo vệ, do các ngân hàng muốn tìm kiến sự an toàn trong quy mô mà không chú ý về mặt giá trị.
Tuy nhiên, việc sáp nhập này cũng gặp phải một số khó khăn là họ phải đối phó với các chi nhánh thừa, quá nhiều nhân viên quản lý và các chiến lược cho vay không đồng nhất về phương thức cho vay, dẫn đến số lượng lớn các khoản cho vay không hiệu quả cao, có sự khác biệt về cơ cấu và cách quản lý do Mitsubishi Tokyo có xu hướng truyền thống, bảo thủ trong khi UFJ thì ngược lại.Thương vụ sáp nhập Mitsubishi Tokyo-UFJ đã tạo ra làn sóng M&A các ngân hàng ở nước này, lan sang cả ngân hàng nhỏ để nâng cao năng lực gia tăng hợp nhất về vốn và quy mô hoạt động nhằm tránh sự độc quyền của các ngân hàng lớn.
Trước xu thế này, các doanh nghiệp của Nhật Bản, kể cả doanh nghiệp đặc thù ngân hàng không chỉ cạnh tranh với nhau trên thị trường trong nước của họ mà còn cạnh tranh với các công ty, tập đoàn quốc tế trong thị trường toàn cầu. Kết quả là, bản thân họ đang phải chịu sự khác biệt về đổi mới công nghệ, tốc độ phản ứng, thực tiễn quản lý, và cơ cấu chi phí (tiền lương, cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải) so với các công ty trên toàn thế giới. Các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, có chi phí lao động rẻ và nhiều nhân viên tài năng, đã nổi lên như là các đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhật Bản. Hơn nữa, Nhật Bản đã bị Hoa Kỳ vượt qua trong ngành công nghệ thông tin, đã và đang phải chịu đựng trong những điều kiện khó khăn hơn trong việc tìm thị trường do bị cạnh tranh mạnh mẽ.Những tình hình đó, họ đã cố gắng mở rộng năng lực cạnh tranh và hợp lý hóa bằng cách sử dụng M&A trong nhiều nam qua. Kết quả là, các công ty lớn của Nhật Bản dã tiến hành tổ chức lại doanh nghiệp và hợp nhất chiến lược, một số công ty từ bỏ các công ty trực thuộc không còn được coi là quan trọng đối với hoạt động của công ty. Mặt khác, trong các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (SME), những người sáng lập của
công ty đang phải đối mặt với vấn đề kế thừa và mối quan tâm ngày càng tăng đối với tương lai. Để giải quyết những vấn đề này, các SME đang xem xét M&A như một cách tiếp cận có khả năng.
Một điển hình khác là hai ngân hàng lớn ở Châu Âu, trong năm 2007 ABNAmro của Hà Lan và Barclays của Anh chính thức sáp nhập với tên gọi mới Barclays PLC đặt trụ sở tại Amsterdam (Hà Lan) có tổng tài sản 91 tỷ USD với khoảng 47 triệu khách hàng trên toàn cầu, đây được coi là thương vụ sáp nhập lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Châu Âu từ trước đến nay. Tiếp sau đó ngân hàng này còn sáp nhập với Liên minh ngân hàng Hoàng Gia Scotland RBS, Stander của Tây Ban Nha và Fortis của Bỉ - Hà Lan, trở thành thương vụ sáp nhập có tổng trị giá 101 tỷ USD để trở thành ngân hàng có quy mô hợp vốn lớn nhất châu Âu. Thương vụ Wells –Fargo mua lại ngân hàng Wachovia với giá 15,1 tỷ USD sau khi vượt qua đối thủ Citi Group trong thương vụ cạnh tranh mua lại này. Đến cuối năm 2010, Wells –Fargo đã nâng tầm của mình lên ngang hàng với các đối thủ ngân hàng lớn khác tại Mỹ như JP Morgan Chase và Bank of America, trở thành ngân hàng lớn thứ ba nước Mỹ với tổng tài sản 1.420 tỷ USD và tập trung cho chuỗi sản phẩm dịch vụ truyền thống thế mạnh của mình.
Từ thực trạng trên, rút ra được một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, việc M&A của những ngân hàng nêu trên đã tạo nên một sự đột
biến trên thị trường tài chính ngân hàng thế giới về nâng cao vị trí và tăng sức cạnh tranh đối với các ngân hàng không chỉ ở trong nước, đủ sức để đương đầu với các ngân hàng lớn khác trên thế giới về quy mô hợp vốn, mở rộng hoạt động và phân khúc thị trường, cung cấp chuyên nghiệp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống vốn có thế mạnh.
Thứ hai, cắt giảm những phòng ban, bộ phận kinh doanh không phù hợp với
mục tiêu và định hướng chiến lược kinh doanh của ngân hàng; giảm được những nhân sự không còn phù hợp công việc ngân hàng và tiết giảm được rất nhiều chi phí trong hoạt động ngân hàng.Tiêu biểu là hai thương vụ sáp nhập của Wells Fargo với Crocker National Corporation và ngân hàng New York với Irving bank Corporation
vào những năm 80. Việc chính phủ Mỹ khuyến khích hoạt động M&A ngân hàng trong giai đoạn này đã tạo thuận lợi cho các ngân hàng có cơ hội và thời cơ để tiến hành đàm phán và đi đến thực hiện hợp đồng M&A một cách nhanh chóng và hiệu quả. Một số chứng minh về hiệu quả sau M&A ủng hộ cho quan điểm rằng hiệu quả sau khi sáp nhập là tích cực, bằng cách sử dụng một phương pháp kế toán, đã kết luận rằng các ngân hàng bị sáp nhập cho thấy sự cải thiện đáng kể trong thu nhập từ dòng tiền hoạt động kinh doanh (Healey,Palepu,và Ruback,1992).
Thứ ba, sau M&A ban lãnh đạo ngân hàng mới đã kiên quyết hơn trong việc
tập trung xử lý thu hồi các khoản nợ xấu khả thi hơn, đem lại một số kết quả tốt cho việc tái tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.
Thứ tư, kinh nghiệm của việc sáp nhập ngân hàng trên đã chỉ ra rằng M&A
là lộ trình tất yếu để góp phần nâng cao nang lực cạnh tranh trong thời kì hội nhập toàn cầu.