Thông thường để thực hiện M&A ngân hàng được thành công, các ngân hàng khi tham gia quá trình này phải xem xét cẩn trọng những bước sau đây:
1.3.1. Chuẩn bị đàm phán
- Mỗi bên ngân hàng tham gia phải tự hoàn thiện mình trên cơ sở xác định được điểm mạnh, điểm yếu, xác định mục tiêu của việc M&A cũng như vị trí của mình để có thể chủ động trong quá trình đàm phán.
- Lựa chọn đối tác phù hợp: có cùng chung mục đích kinh doanh, có khả năng hòa nhập về văn hóa, triết lý kinh doanh, khả năng bổ sung thị phần, bổ sung mạng lưới hỗ trợ điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của nhau... để vấn đề M&A cùng nhau được thuận lợi và phát triển nhằm tìm kiếm lợi ích từ hoạt động M&A.
chưa rõ ràng, quá trình thực hiện liên kết M&A có thể phát sinh xung đột lợi ích giữa các bên ngân hàng tham gia. Do vậy, các ngân hàng cần có sự nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung đàm phán và ký kết thỏa thuận hợp tác để các bên tham gia có những hiểu biết cần thiết liên quan đến giải quyết xung đột, giảm thiểu những nguyên nhân tiềm ẩn có thể ảnh hưởng tiêu cực, hạn chế hiệu quả của quá trình thực hiện M&A.
Việc đàm phán phải dựa trên cơ sở các bên cùng có lợi win-win để kết quả cuối cùng là một tổng thể chuỗi hiệu quả lớn hơn so với từng chủ thể riêng rẽ trước đó chưa thực hiện M&A ngân hàng.
1.3.2. Lập kế hoạch
Một thương vụ M&A thành công đòi hỏi quá trình lập kế hoạch phải được kiểm soát và quản lý hiệu quả, bao gồm: phát triển chiến lược, phân tích tài chính chặt chẽ, kết hợp văn hóa tinh tế, tầm nhìn lãnh đạo bao quát và chương trình quản lý toàn diện sau khi sáp nhập. Do vậy, phát triển tối đa ý đồ về thương vụ, xác định chính xác đối tác chiến lược, đặt ra tiêu chuẩn cao hơn cho giá trị tạo ra. Hạ thấp tỷ lệ mất lòng tin của người lao động, sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn và thời gian, kết hợp cơ cấu hoạt động tối ưu là các điểm mà các ngân hàng khi tham gia M&A cần đặc biệt chú ý.
1.3.3. Kiểm soát quá trình thực hiện
Thực hiện M&A là một quá trình lâu dài, phức tạp, nếu không được theo dõi, đôn đốc kịp thời, các kết quả và hiệu quả hợp tác sẽ bị hạn chế. Mặt khác, trong quá trình thực hiện, luôn có thể phát sinh nhiều vấn đề mới cần được kịp thời giải quyết. Do vậy, ngay sau khi thỏa thuận tiến hành M&A ngân hàng, các bên đối tác cần tiến hành xây dựng chương trình hành động tổng thể, trong đó xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ và những kết quả dự kiến cho từng giai đoạn phát triển, kể cả giai đoạn hậu M&A với trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích tương ứng của mỗi bên xuyên suốt cả quá trình thực hiện.
Để các bước này thực sự diễn ra trong hoạt động M&A ngân hàng, quá trình này cần phải có môi trường sống như: thực hiện trong môi trường pháp lý chuyên
ngành và môi trường kinh tế hiện hữu phù hợp với nhu cầu M&A của xã hội, thể hiện qua một số nội dung sau:
Môi trường pháp lý
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ nhạy cảm với sự phát triển, những biến động của nền kinh tế nên cần có một hệ thống luật pháp rõ ràng, hiệu quả để làm cơ sở cho các ngân hàng TMCP hoạt động. Do đặc thù kinh doanh ngân hàng, các ngân hàng TMCP chịu sự chi phối bởi những quy định riêng cho hoạt động ngân hàng TMCP, được chia thành các nhóm chính sau:
- Các quy định cụ thể về từng lĩnh vực kinh doanh như: tín dụng, tiền gửi, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, kế toán, ngoại hối ...
- Các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng bao gồm: các yêu cầu về năng lực tài chính, năng lực quản trị của ngân hàng TMCP, quy định về kiểm tra, kiểm soát, thanh tra giám sát của NHTW đối với các ngân hàng TMCP.
- Các quy định về hỗ trợ của NHTW cho các ngân hàng TMCP như: các cơ chế về lãi suất, tỷ giá hối đoái, công cụ tái cấp vốn, công cụ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở...
- Các quy định về rào cản tham gia hoặc rời khỏi ngành ngân hàng như: điều kiện thành lập hoặc hạn chế mở chi nhánh, phòng giao dịch cho các ngân hàng TMCP, quy định vốn điều lệ tối thiểu cho từng thời kỳ; đặc biệt là các quy định về lộ trình mở cửa trong lĩnh vực tài chính đối với các quốc gia có tham gia các cam kết tài chính quốc tế.
Môi trường kinh tế
Hoạt động M&A của các ngân hàng TMCP còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực cạnh tranh với chịu sự tác động của môi trường kinh tế vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chỉ số CPI, chỉ số lạm phát, các chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước, định hướng phát triển ngân hàng trong nước và xu hướng phát triển của ngành tài chính ngân hàng trên thế giới. Trong môi trường kinh tế thuận lợi, thì hoạt động M&A ngân hàng giữa các bên tham gia sẽ có nhiều bước tiến triển hài hòa, rõ ràng hơn về lợi ích trong thời gian thực hiện. Tuy nhiên, nếu trong
trường hợp môi trường kinh tế đầy biến động, có khủng hoảng thì xu thế “cá lớn nuốt cá bé” và việc thâu tóm ngân hàng rất dễ diễn ra, khi đó thường phát sinh các xung đột lợi ích giữa các bên, sẽ làm cản trở hoặc phá sản quá trình thực hiện hoạt động M&A giữa các ngân hàng này.
Nhu cầu của xã hội
Việc xây dựng chiến lược M&A ngân hàng phải trên cơ sở có nhu cầu của xã hội. Hướng các ngân hàng TMCP thực hiện theo lộ trình M&A ngân hàng để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, cần xóa bỏ những định kiến về việc M&A ngân hàng bằng hình thức bắt buộc sắp xếp chấn chỉnh, củng cố ngân hàng thiếu tính tự nguyện; cần có những hình thức phổ biến tuyên truyền phù hợp qua các kênh thông tin chính thức để nâng cao nhận thức của người dân nói chung và các ngân hàng nói riêng bởi nhiều lợi ích thiết thực của M&A ngân hàng mang lại; khẳng định việc M&A là một cơ hội cũng đồng thời là một thách thức xem đó là một trong những giải pháp hữu hiệu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, với hiệu quả cao trong xu thế kinh doanh của ngân hàng hiện đại ngày nay.
Trong quá trình mở cửa nền kinh tế, tự do hóa và hội nhập thị trường tài chính tiền tệ, sự cạnh tranh đối với ngành ngân hàng tất yếu sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt. Hiện nay cạnh tranh giữa các ngân hàng TMCP không chỉ dừng ở các loại hình dịch vụ truyền thống mà còn cạnh tranh ở thị trường sản phẩm dịch vụ mới. Một số yếu tố có thể thấy được nhu cầu dịch vụ ngân hàng trong tương lai gần sẽ ngày càng tăng cao như:
- Sự biến đổi về cơ cấu dân cư, sự tăng dân số, các khu công nghiệp, khu đô thị mới dẫn đến số doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng tăng lên rõ rệt. Phân công lao động quốc làm nên nhu cầu chuyển tiền cũng như thanh toán qua ngân hàng có chiều hướng tăng cao.
- Thu nhập bình quân đầu người ở hầu hết các quốc gia đều được nâng lên, qua đó các dịch vụ ngân hàng cũng sẽ có những bước phát triển tương ứng; Các hoạt động giao thương quốc tế ngày càng phát triển làm gia tăng nhu cầu thanh toán quốc tế qua ngân hàng.
Trong môi trường ngân hàng hiện đại, các yêu cầu của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng sẽ ngày càng cao hơn cả về chất lượng, giá cả, các tiện ích lẫn phong cách phục vụ. Đây chính là áp lực buộc các ngân hàng TMCP phải đổi mới và hoàn thiện mình nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế.