Tình hình sức khỏe thể chất CBCNV của Khách sạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của khách sạn bạch đằng, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 65)

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Chiều cao M

+ Nam 1,658 1,664 1,671 + Nữ 1,551 1,565 1,573 2 Cân nặng Kg + Nam 57,3 58,7 59,6 + Nữ 46,2 47,5 48,8 3

BMI - Chỉ số khối cơ thể (=(3)/(2)2)

+ Nam 20,8 21,2 21,3 + Nữ 19,2 19,4 19,7 4 Tỷ lệ ngƣời mắc bệnh % + Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp 4,31 6,68 6,17 + Tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm 5,7 8,6 5,67 5 Tỷ lệ ngày công nghỉ ốm % 1,43 1,78 1,6

6 Tỷ lệ ngày công nghỉ thai sản % 0,92 1,15 0,89

(Nguồn: Văn phòng Khách sạn Bạch Đằng)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình sức khỏe, thể chất nguồn nhân lực toàn có sự biến chuyển theo chiều hướng tích cực trong 3 năm 2013 - 2015.

Đa số các CBCNV sinh sống trong thành phố nên không thể tránh khỏi nhiễm bệnh mỗi khi có dịch bệnh truyền nhiễm như cúm, tả, sốt xuất huyết,...xảy ra. Theo số liệu thống kê thì số người mắc bệnh trong năm 2013 là 12 người (5,04%), năm 2014 là 21 người (chiếm 8,57%) và 2015 là 15 người (chiếm 5,66%). Khách sạn đã yêu cầu những nhân viên này nghỉ để điều trị, cho đến khi khỏi ốm mới được đi làm nhằm tránh lây lan sang khách hàng. Khách sạn không có trường hợp nào mắc bệnh HIV hay nghiện ma túy.

Bên cạnh quy định nghỉ ốm của bảo hiểm xã hội, mỗi nhân viên được phép nghỉ ốm 6 ngày trong 1 năm (không quá 2 ngày/đợt) và khách sạn sẽ trả nguyên lương. Đây là một chính sách rất tiến bộ, linh động của khách sạn nhằm bảo vệ sức khỏe nhân viên và cũng là để tái sản xuất sức lao động. Tỷ lệ ngày công nghỉ ốm và nghỉ thai sản năm 2014 tăng cao so với 2013 nhưng đã giảm trong năm 2015. Có sự thay đổi này là do khách sạn, trong năm 2015 đã quan tâm hơn tới công tác chăm sóc sức khỏe nhân viên như thực hiện tốt hơn công tác khám sức khỏe định kỳ, tăng lương để nâng cao mức sống, tổ chức các giải thi đấu thể thao, tổ chức tham quan, nghỉ dưỡng,... cũng như tuyên truyền, động viên nhân viên thực hiện tốt chính sách dân số và biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

Năm 2013, xảy ra 4 vụ tai nạn lao động trong đó 02 vụ là tai nạn giao thông trên đường đi làm, và 01 nhân viên bị giật điện. Năm 2014, có 5 vụ tai nạn lao động trong đó có 03 vụ là tai nạn giao thông trên đường đi làm, 01 vụ nhân viên bị ngã từ trên cây khi tham gia chặt bớt tán lá để phòng bão và 01 vụ nhân viên bếp bị bỏng. Năm 2015, số vụ tai nạn đã giảm xuống còn 02 vụ trong đó 01 vụ do tai nạn giao thông trên đường đi làm về và 01 nhân viên bảo vệ bị thương khi đang đấu tranh, truy bắt kẻ trộm. Nhìn chung, trong 3 năm qua không có vụ tai nạn lao động nào gây thiệt hại về tính mạng, tần suất tai nạn lao động tính trên 1 triệu giờ làm việc cũng có xu hướng giảm nhưng tổn thất về ngày công để những nhân viên này điều trị tai nạn cũng gây ảnh hưởng cho hoạt động kinh doanh của Khách sạn. Do khách sạn vẫn còn chậm trễ trong quá trình hoàn thiện thủ tục thanh toán bảo hiểm cho người lao động nên đã gây tâm lý không tốt cho nhân viên. Khách sạn cần chú ý hơn nữa đến vấn đề này.

3.3.2. Đánh giá phẩm chất đạo đức nguồn nhân lực khách sạn

Những bằng khen, giấy khen được trao cho các cá nhân, tập thể xuất sắc là những bằng chứng thể hiện rõ phẩm chất đạo đức tốt và thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình của CBCNV trong Khách sạn:

- Tỷ lệ nhân viên xuất sắc năm 2014 tăng 4,3% và năm 2015 tăng 7,1% so với năm 2013.

- Tập thể tiên tiến xuất sắc: năm 2013 và năm 2014 đều có 2 tập thể, năm 2015 có 03 tập thể.

- Năm 2015 có 2 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, 03 đề án kinh doanh (01 của tập thể, 02 của cá nhân).

- 100% CBCNV trong Khách sạn là Đoàn viên và 9,5% CBCNV là Đảng viên. Bên cạnh những biểu hiện tích cực trên, trong Khách sạn còn tồn tại một số hành vi vi phạm về phương diện phẩm chất đạo đức người lao động. Theo số liệu điều tra, thống kê, ta có bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của khách sạn bạch đằng, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 65)