Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của khách sạn bạch đằng, tỉnh quảng ninh (Trang 93)

5. Bố cục của luận văn

4.2.Các giải pháp cụ thể

Nhận thấy vai trò và lợi thế của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển của khách sạn, cần có những giải pháp cụ thể để phát triển bền vững nguồn nhân lực này. Các giải pháp cụ thể như:

4.2.1. Nâng cao nhận thức của các tổ chức, lực lượng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực tại khách sạn Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh

Hiện nay, trước thực tiễn của yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của ngành du lịch nói chung, của khách sạn nói riêng đòi hỏi các tổ chức, lực lượng chủ thể và bản thân đội ngũ cán bộ, nhân viên của khách sạn phải được nâng tầm về nhận thức, trách nhiệm, năng lực thực tiễn, gạt bỏ những biểu hiện coi nhẹ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ cả về phẩm chất và năng lực; phê phán, khắc phục biểu hiện coi nhẹ yếu tố con người, coi nhẹ vai trò của người lao động trực tiếp…Chỉ có như vậy, việc thực hiện các giải pháp nâng cáo chất lượng nguồn nhân lực tại khách sạn mới diễn ra có nề nếp, chất lượng và hiệu quả cao.

Nâng cao nhận thức của các tổ chức, lực lượng về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chất lượng nguồn nhân lực tại khách sạn là tổng hợp các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, động viên của các tổ chức, lực lượng trong khách sạn về tính quyết định của yếu tố con người trên mọi lĩnh vực hoạt động của của khách sạn.

Để thực hiện tốt giải pháp này cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

Một là, tăng cường giáo dục về phương hướng, mục tiêu phát triển và phương châm kinh doanh của khách sạn; về yêu cầu, đòi hỏi của công việc đối với từng tổ chức, từng cá nhân, từng lĩnh vực hoạt động trong khách sạn để nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong khách sạn.

Đây là nội dung quan trọng hàng đầu, là cơ sở hình thành và tích cực hoá vai trò của cả chủ thể và đối tượng bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhận lực tại khách sạn. Vì vậy, cấp uỷ, Ban Giám đốc, các cơ quan quản lý, chỉ đạo, điều hành

phải thường xuyên đề cao trách nhiệm trong giáo dục, quán triệt, bồi dưỡng làm cho mọi chủ thể và đối tượng bồi dưỡng nắm vững quan điểm, chủ trương của cấp ủy, Ban Giám đốc, các phòng ban, bộ phận của khách sạn. Thường xuyên tổ chức tốt việc học tập, nghiên cứu lý luận của Đảng, Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh về phương hướng phát triển ngành du lịch, trong đó đặc biệt chú ý tới các vấn đề về giáo dục, đào tạo nhân lực ngành du lịch gắn với thực tiễn Quảng Ninh và Khách sạn. Cần kết hợp chặt chẽ, sáng tạo giữa giáo dục, bồi dưỡng hàng năm với giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, tính cấp thiết của hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cần đánh giá chính xác nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể bồi dưỡng và có biện pháp khắc phục, loại bỏ những nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng đắn về thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại khách sạn.

Với vai trò là những “cầu nối” giữa khách du lịch với Quảng Ninh và khách

sạn nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngày càng khó khăn và phức tạp. Do đó, phải xuất phát từ nhiệm vụ, vì nhiệm vụ mà tiến hành thực hiện các giái pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại khách sạn. Đây là yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ, không phải vì ý muốn chủ quan. Trong khi đó, yêu cầu, nhiệm vụ trong công việc và hoạt động phục vụ tại khách sạn thường xuyên đặt ra những đòi hỏi mới. Vì vây, công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng phải có sự đổi mới cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Để bảo đảm hoạt động bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại khách sạn phải bám sát yêu cầu nhiệm vụ hoạt động của khách sạn, đúng định hướng, có trọng tâm, trọng điểm cần phải thường xuyên quán triệt, thông báo tình hình, thực trạng hoạt động phục vụ của khách sạn.

Cần làm tốt việc tiếp nhận, quán triệt các chỉ thị, hướng dẫn của ngành du lịch, các sở, ban, ngành tỉnh về nâng cao chất lượng nhân lực du lịch nói chung, chất lượng nguồn nhân lực của khách sạn nói riêng; chỉ rõ những kết quả đạt được, những thành tích, đóng góp của việc thực hiện các giái pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của khách sạn; cần chỉ ra những khuyết điểm còn tồn tại, xác định nguyên nhân và quy trách nhiệm rõ ràng tới các chủ thể tham gia hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Từ đó, các chủ thể tự rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với thực tiễn khách sạn; kết quả bồi dưỡng được

biểu hiện qua kết quả hoàn thành nhiệm vụ, công việc của cán bộ, nhân viên khách sạn, cho nên cần thống kê, quán triệt tới các chủ thể bồi dưỡng nắm chắc khả năng nhận thức, năng lực của từng cá nhân, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của từng đối tượng trên thực tế làm việc tại khách sạn.

Các chủ thể có vai trò quan trọng, là nhân tố đầu tiên quy định chất lượng của toàn bộ quá trình thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khách sạn. Do đó, cần phải thường xuyên giáo dục, quán triệt tới các chủ thể bồi dưỡng có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình. Đây là vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong tình hình hiện nay, đây là biểu hiện của sự kết hợp giữa nhận thức và hành động đánh giá qua trách nhiệm và chất lượng thực hiện chức năng, quyền hạn của các tổ chức, lực lượng tham gia vào hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhan lực của khách sạn.

Với các chủ thể lãnh đạo là cấp uỷ, Ban Giám đốc của Khách sạn, phải tăng cường quán triệt về vai trò lãnh đạo thể hiện qua chức năng xác định mục tiêu, chỉ tiêu, phương hướng, mô hình và các biện pháp lãnh đạo hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của khách sạn. Làm cho các chủ thể lãnh đạo phát huy vai trò là lực lượng tiên phong, dẫn đường, định hướng cho hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo theo đúng định hướng của Lãnh đạo khách sạn, bám sát mục tiêu yêu, phương châm hoạt động.

Với các chủ thể quản lý (Ban Giám đốc, các thủ trưởng phòng, ban, bộ phận) thì cấp uỷ, tổ chức đảng của khách sạn cần tăng cường giáo dục, quán triệt về vai trò quản lý, xây dựng chương trình, kế hoạch, lịch công tác, cắt cử công việc, sử dụng con người; xác định hình thức, phương pháp thực hiện các giái pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tổ chức triển khai, duy trì, phân công nhiệm vụ cho các lực lượng tiến hành và trực tiếp tham gia các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Là trung tâm điều khiển, phối hợp, hiệp đồng giữa các tổ chức, lực lượng tham gia hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tạo ra sự thống nhất, nhịp nhàng trong suốt quá trình thực hiện hoạt động bồi dưỡng nâng cao.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên khách sạn tham gia vào hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với vai trò vừa là đối tượng được vừa là chủ thể tự nâng cao

năng lực. Cần phải quán triệt vai trò quyết định đến chất lượng của hoạt động này của chủ thể tự nâng cao năng lực. Chủ thể tiến hành các giải pháp là trung tâm của hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, vừa tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động chuyên môn, vừa có sự trao đổi thông tin ngược trở lại đối với chủ thể bồi dưỡng. Đây là quá trình có sự tác động hai chiều tích cực, chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động của đối tượng hướng đến của các hoạt động giáo dục, bồi dưỡng. Chủ thể tự nâng cao năng lực thể hiện vai trò tự học tập, hoàn thiện về chuyên môn qua việc tự học hỏi kinh nghiệm, học những đồng nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch, nội dung tự học phù hợp với bản thân. Trên cơ sở thống nhất nhận thức về vai trò, trách nhiệm của từng tổ chức, lực lượng, cá nhân tham gia hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại khách sạn với tư cách là chủ thể tiến hành mới phát huy hết vai trò của họ, phân công trách nhiệm rõ ràng, tránh hiện tượng chồng chéo, không xác định được trách nhiệm khi đáng giá yếu kém, khuyết điểm, tạo ra những chuyển biến tích cực trong hoạt động Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Khách sạn Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh hiện nay.

Hai là, thông qua hoạt động thực tiễn để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ, nhân viên Khách sạn Bạch Đằng.

Cán bộ, nhân viên làm việc tại khách sạn là lực lượng trực tiếp lao động, hiện thực hóa mục tiêu, phương hướng hoạt động và phát triển của khách sạn, trực tiếp phục vụ và tiếp xúc với khách du lịch. Năng lực của họ sẽ quyết định không nhỏ tới sự nghiệp xây dựng và phát triển, đến doanh thu, uy tín của khách sạn. Những phẩm chất, năng lực cần thiết chủ yếu được hình thành và củng cố trong hoạt động thực tiễn học tập, rèn luyện, công tác, làm việc hàng ngày.

Chính vì vậy, phải thông qua hoạt động thực tiễn để cán bộ, nhân viên của khách sạn thể hiện bản thân, tự khẳng định vai trò, vị thế của mình. Đồng thời, qua hoạt động thực tiễn của mỗi cá nhân ở từng bộ phận, từng chuyên môn có môi trường vận dụng lý thuyết đã được đào tạo vào thực tiễn công việc, nhận biết được những thuận lợi, khó khăn, những điểm yếu, điểm thiếu để tự bổ sung, từ đó nỗ lực, cố gắng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện, công tác, làm việc phục vụ tại khách sạn.

Ngoài ra, từ chính thực tiễn để các tổ chức, lực lượng, cá nhân thấy được tầm quan trọng, cần thiết không thể thiếu của việc thường xuyên nâng cao năng lực nói chung, năng lực chuyên môn nói riêng, thấy được vai trò, chức năng của họ đối với sự phát triển hưng thịnh, doanh thu và uy tín của khách sạn. Từ đó, làm cho các lực lượng nhận thức đúng và có sự quan tâm đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc tại khách sạn.

Để thực hiện tốt nội dung này, khách sạn cần tổ chức tốt các hoạt động thực tiễn với sự phong phú, đa dạng về nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động. Mạnh dạn cho cán bộ, nhân viên cấp dưới tập sự với những nhiệm vụ khác nhau, với những vị trí khác nhau, bộ phận khác nhau; thường xuyên theo dõi, để hướng dẫn, giúp đỡ cán bộ, nhân viên cấp dưới làm đúng, kịp thời chỉnh sửa những hạn chế, sai sót; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho họ hoàn thành nhiệm vụ của mình; đánh gia trung thực, khách quan kết quả làm việc của từng người làm cơ sở để họ tiếp thu, rút kinh nghiệm cho những nhiệm vụ, công việc khác và quá trình làm việc tại khách sạn về sau.

Đối với cán bộ, nhân viên trong từng bộ phận cần tích cực, chủ động tự bồi dưỡng, rèn luyện; hăng hái tham gia vào các hoạt động của khách sạn bằng tinh thần quyết tâm, trách nhiệm cao, cầu thị, ham học hỏi, biết lắng nghe ý kiến đóng góp của cấp trên và đồng nghiệp để hoàn thiện bản thân.

Qua thực tiễn để giáo dục, quán triệt nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại khách sạn là hình thức giáo dục có tính thuyết phục cao, tác động mạnh mẽ tới đối tượng được giáo dục.

Ba là, thông qua các hội nghị giao ban, hội ý, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Khách sạn Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh nói riêng để nâng cao nhận thức cho các tổ chức, lực lượng và cá nhân.

Nhận thức của các chủ thể tham gia quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là kết quả giáo dục, quán triệt của nhiều tổ chức, lực lượng trong khách sạn: tổ chức Đảng, Ban Giám đốc, các phòng, ban, các

tổ chức chính trị - xã hội: công đoàn, thanh niên, phụ nữ. Do đó, phát huy vai trò của mọi tổ chức, lực lượng để tạo sức mạnh tổng hợp trong giáo dục, quán triệt, rút kinh nghiệm trong thực hiện các giái pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các chủ thể là một biện pháp cần thiết mang lại hiệu quả cao.

Thông qua các hình thức sinh hoạt như sinh hoạt lãnh đạo, sinh hoạt chuyên môn của các bộ phận, hội ý rút kinh nghiệm… thông qua chính thực tiễn hoạt động của tổ chức Đảng , các cơ quan, phòng ban, bộ phận hay đoàn thể để tiến hành giáo dục, quán triệt, định hướng cho các chủ thể tham gia vào quá trình bồi dưỡng có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng, vị trí, vai trò, trách nhiệm của bản thân hoặc tổ chức mình đối với hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại khách sạn.

Thông qua sinh hoạt của các tổ chức, lực lượng giáo dục cho mọi chủ thể có sự thống nhất trong nhận thức về công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên theo quan điểm, chủ trương của cấp ủy, Ban Giám đốc khách sạn, góp phần tích cực vào hoạt động giáo dục, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Quá trình giáo dục, bồi dưỡng phải gắn liền với việc rút kinh nghiệm, đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động, đồng thời phải kết hợp với động viên, tạo điều kiện thuận lợi, kích thích từng cán bộ, nhân viên tự vươn lên, cố gắng, nỗ lực hơn thực hiện nhiệm vụ. Việc rút kinh nghiệm, phê bình, tự phê bình về hoạt động giáo dục, bồi dưỡng phải nhìn thẳng vào thực trạng nhưng không nên quá khắt khe về yêu cầu làm chán nản thậm chí thui chột động lực của đối tượng bồi dưỡng.

Đây là một khâu quan trọng trong quy trình giáo dục, bồi dưỡng Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Khách sạn Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh. Sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm được tiến hành theo từng nội dung, theo thời gian định kỳ hoặc đột xuất do các chủ thể tự tổ chức tiến hành. Quá trình này, phải được chỉ đạo chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đến khâu thực hành. Đặc biệt trong đánh giá phải thể hiện tính khách quan, trung thực, đánh giá cụ thể mạnh, yếu trên từng nội dung bồi dưỡng, nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm, biện pháp khắc phục để nâng cao chất

lượng, hiệu quả công tác giáo dục, bồi dưỡng. Phát huy tinh thần dân chủ, lắng nghe những ý kiến đóng góp về những vấn đề mới, những phát hiện mới hợp lý để bổ sung vào kế hoạch giáo dục, bồi dưỡng tiếp theo. Thông qua sơ, tổng kết, kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục, bồi dưỡng từng chủ thể và đối tượng bồi dưỡng gắn kết quả đã đạt được vào chỉ tiêu thi đua bình xét hàng năm, tự bản thân mỗi cán bộ, nhân viên của khách sạn đối chiếu với tiêu chuẩn người cán bộ hay nhân viên của khách sạn để bổ sung, hoàn thiện kế hoạch tự học tập, rèn luyện để nâng cao năng lực của bản thân và toàn đội ngũ cán bộ, nhân viên của khách sạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn và đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại khách sạn

Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này cần làm tốt một số nội dung sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của khách sạn bạch đằng, tỉnh quảng ninh (Trang 93)