Tổng hợp kết quả đánh giá nhân viên trong Khách sạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của khách sạn bạch đằng, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 144)

ĐVT: Người

Năm Tổng số

CBCNV

Xếp loại CBCNV

Loại A Loại B Loại C Loại D

Số lƣợng % lƣợng Số % lƣợng Số % lƣợng Số % 2013 238 32 13,44 163 68,49 37 15,55 6 2,52 2014 245 39 15,93 180 73,48 18 7,32 8 3,27 2015 265 58 21,89 187 70,56 15 5,66 5 1,89 (Nguồn: Văn phòng Khách sạn Bạch Đằng)

3.3.5. Đánh giá công tác tuyển dụng, đào tạo và đãi ngộ đối với người lao động tại Khách sạn

a. Công tác tuyển dụng lao động

Mục đích của việc tuyển dụng: Nhằm đảm bảo cung cấp lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu chuyên môn trong việc sản xuất kinh doanh. Việc tuyển nhân viên mới là công việc rất quan trọng đối với sự phát triển của Khách sạn trong tương lai. Một nguồn lao động dồi dào, thành thạo công việc sẽ góp phần lớn vào sự phát triển phồn thịnh của Khách sạn.

Khách sạn Bạch Đằng không chỉ tuyển dụng những người lao động có kinh nghiệm mà còn mở rộng đối với những người mới vào nghề. Với những người mới vào nghề, Khách sạn tiến hành đào tạo, hướng dẫn, mở các khóa học ngắn ngày để người lao động có thể nhanh chóng thích ứng công việc. Để thuận lợi cho cả nhà tuyển dụng và người dự tuyển, Khách sạn đã sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp. Sau khi được tuyển dụng, số lao động được tuyển sẽ có một khoảng thời gian nhất định “tập sự” để hiểu được quy trình công việc, tùy theo trình độ chuyên môn của mồi người sẽ được phân công nhiệm vụ sớm hoặc muộn. Đối với những lao động chưa có kinh nghiệm sẽ được học việc trong thời gian 3 tháng, trong thời gian nay người lao động sẽ từng bước được thực hành trên từng mảng công việc. Nếu làm tốt sẽ được phân vào các vị trí phù hợp ngay khi chưa hết thời gian 3 tháng học việc. Sau khi hết thời gian “tập sự”, học việc những người lao động này sẽ được ký hợp đồng lao động với Khách sạn theo các điều khoản của Khách sạn dựa trên các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. Tuy nhiên, trong quá trình “tập sự”, học việc nếu người lao động nào có biểu hiện của sự lười biếng, có những lời nói, hành

vi không phù hợp với quy định của công ty hoặc năng lực quá kém so với yêu cầu thì Khách sạn sẽ không ký hợp đồng.

Khách sạn sử dụng các loại hợp đồng sau:

- Hợp đồng thử việc.

- Hợp đồng lao động và đào tạo.

Nội dung tuyển dụng:

Kế hoạch tuyển dụng: Căn cứ vào nhu cầu phát triển, bổ sung nguồn nhân lực của Khách sạn để nhằm mở rộng phạm vi sản xuất, nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm mà Khách sạn tiến hành xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động, sau đo trình giám đốc duyệt và thực hiện. Do đặc điểm của việc kinh doanh là cần nhiều lao động và cùng với đó là sự phát triển của nền kinh tế - xã hội nên hàng năm Khách sạn đều tuyển thêm lao động.

Quy trình tuyển dụng:

Mọi quy trình tuyển dụng đều được thực hiện qua các bước:

Các bƣớc Nội dung

Lập kế hoạch tuyển dụng Khách sạn cần xác định số lượng nhân viên cần tuyển, các vị trí cần tuyển và các tiêu chuẩn đặt ra đối với các ứng viên.

Xác định phương pháp và các nguồn tuyển dụng

Cần xác định được vị trí công việc nào cần tuyển người ở trong nội bộ, vị trí nào tuyển người ở ngoài, các hình thức tuyển dụng đối với các đối tượng này như thế nào

Xác định địa điểm, thời gian tuyển dụng

Công ty phải xác định được nơi nào sẽ có nguồn nhân lực dồi dào, phải có kế hoạch về mặt thời gian tuyển dụng (lâu dài, ngắn hạn)

Tìm kiếm, lựa chọn ứng viên

Sử dụng nhiều hình thức phong phú, đa dạng để thu hút ứng viên, đặc biệt là phải xây dựng được hình ảnh tốt đẹp và đúng với thực tế của Khách sạn. Cần có cái nhìn khách quan trong việc tuyển dụng nhân viên vào các vị trí để tạo được hiệu quả công việc cao nhất.

Đánh giá quá trình tuyển dụng

Khách sạn phải đánh giá xem trong quá trình tuyển dụng có sai sót gì không, kết quả tuyển dụng có đáp ứng được nhu cầu nhân sự của Khách sạn hay không.

Hướng dẫn nhân viên mới hòa nhập với công việc

Để giúp nhân viên mới nhanh chóng nắm bắt được công việc, hòa nhập với môi trường mới, Khách sạn cần có các phương pháp, chương trình đào tạo, hướng dẫn cụ thể cho nhân viên mới.

Phương thức tuyển dụng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với tuyển dụng trong nội bộ, Văn phòng Khách sạn sẽ viết thông báo gửi đến các bộ phận trong Khách sạn.

- Đối với tuyển dụng bên ngoài, Văn phòng Khách sạn viết báo cáo trình lên giám đốc và sau đó đăng tin lên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trực tiếp đến các địa bàn trong tỉnh để chiêu sinh.

Ưu tiên trong tuyển dụng:

- Con em ruột của cán bộ công nhân viên trong Khách sạn đã có nhiều đóng góp tích cực trong công việc, có nhiều thành tích trong công tác.

- Học viên tốt nghiệp tại các trường phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ.

Tiêu chuẩn tuyển dụng:

- Có trình độ văn hóa tốt nghiệp THPT trở lên.

- Có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc. - Sức khỏe phải đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

- Nộp hồ sơ đúng hạn, đầy đủ theo đúng quy định của Khách sạn.

b. công tác đào tạo nguồn nhân lực của Khách sạn Nội dung đào tạo:

- Đào tạo nâng cao kỹ năng làm việc cho nhân viên.

- Đào tạo hoạt động theo nhóm: Nhằm hướng dẫn đội ngũ nhân viên cách hòa nhập và làm việc theo nhóm có hiệu quả nhất.

- Đào tạo thực hiện nhiều chức năng: Nhằm tạo cho nhân viên khả năng tư duy tổng hợp cao, linh hoạt trong nhiều công việc.

Để tạo ra cho Khách sạn một nguồn lao động có trình độ, thành thạo công việc thì công tác đào tạo là một trong những khâu hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây, Ban giám đốc Khách sạn đã cho xây dựng nhiều kế hoạch đào tạo với nhiều hình thức phù hợp với các đối tượng lao động của Khách sạn.

Đối với người lao động mới và chưa biết từng làm việc liên quan đến công việc phục vụ Khách sạn tiến hành đào tạo trực tiếp, cho theo học với các nhân viên đã có tay nghề. Đối với CBCNV Khách sạn hỗ trợ 100% tiền lương, tiền học phí đào tạo đối với cán bộ được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong và ngoài nước. Đặc biệt, Khách sạn còn hỗ trợ tiền học phí với con của CBCNV đang học tại các trường đại học có nguyện vọng vào làm việc tại Khách sạn.

Triển khai thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực bộ máy quản lý và điều hành Khách sạn. Từ năm 2013 - 2015, Công ty đã gửi đi đào tạo trong và ngoài nước một số cán bộ nguồn, đồng thời liên tục tổ chức việc đào tạo nội bộ và liên kết với các trung tâm đào tạo trong nước để mở các lớp đào tạo kỹ năng cho đội ngũ cán bộ quản lý của Khách sạn. Do vậy, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Khách sạn đã từng bước được nâng cao.

Ngoài ra, Khách sạn còn mời các giảng viên có uy tín trong nước đến giảng bài, trao đổi kinh nghiệm trong công tác trên các lĩnh vực như: Quản lý nhân lực, maketing, quản trị phục vụ,... cho đội ngũ cán bộ quản lý của Khách sạn.

Phát triển nguồn nhân lực:

Đây là nhiệm vụ hàng đầu của các tổ chức, đặc là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu như hiện nay. Phát triển nguồn nhân lực bao gồm cả sự thực hiện, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công nhiên viên, tạo môi trường làm việc đa tiềm năng.

c. Các chính sách đãi ngộ đối với người lao động

Để người lao động gắn bó lâu dài với Khách sạn, yên tâm công tác thì một trong những yếu tố vô cùng quan trọng đó là chính sách đãi ngộ người lao động. Trong đó, vấn đề trả lương, thưởng cho người lao động là rất quan trọng. Nó có ý nghĩa to lớn và quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Khách sạn.

Là một doanh nghiệp với trên 260 lao động, Khách sạn luôn quan tâm tới đời sống và môi trường làm việc cho người lao động. Bên cạnh các chế độ về Bảo hiểm, an toàn lao động mà Bộ luật Lao động quy định, Công ty còn áp dụng các tiêu chuẩn về lao động khác như tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội SA 8000, để đảm bảo các quyền lợi của người người lao động, từ đó, người lao động luôn an tâm gắn bó với Khách sạn.

Khách sạn đã xây dựng hệ thống thang bảng lương và ban hành các quy chế

trả lương, trả thưởng rất linh hoạt theo hình thức chấm “Điểm hay” dựa trên 03

thành tố: Know, how, giải quyết vấn đề và trách nhiệm. Nguyên tắc này khắc phục được tình trạng phân phối bình quân, giúp đánh giá đúng mức độ đóng góp của từng vị trí công tác trong Khách sạn, gắn liền tiền lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng người, khuyến khích được người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tạo đà nâng cao hiệu suất làm việc.

Khách sạn cũng thực hiện chính sách công khai mức lương, theo đó lao động của công ty được xếp thành 7 cấp khác nhau, tiêu chí xếp hạng và mức lương của từng hạng được công khai để người lao động cùng theo dõi và phấn đấu.

Ngoài chế độ khen thưởng bằng tiền, Khách sạn còn khen thưởng dưới hình thức thăm quan dã ngoại nước ngoài, bằng tiền thưởng để vừa động viên người lao động, vừa tạo ra sự gắn bó của người lao động với Khách sạn.

Thời gian làm việc và nghỉ ngơi, nghỉ cá nhân, kết hôn, con kết hôn, gia đình có tang của người lao động trong Khách sạn được thực hiện đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước (ngày làm 8 tiếng), 8 ngày lễ tết trong năm người lao động cũng được nghỉ theo quy định của Nhà nước.

3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng nguồn nhân lực của khách sạn Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh

3.4.1. Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuyển dụng nguồn nhân lực là nội dung quan trọng của quản trị nhân lực, ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng đầu vào của nguồn nhân lực trong tổ chức. Nếu hoạt động tuyển dụng được triển khai thực hiện một cách đồng bộ, chính xác thì tổ chức sẽ có thể tìm được những con người có phẩm chất, năng lực phù hợp với vị trí công việc và kết quả làm việc tất yếu sẽ được đảm bảo.

Tuy nhiên, tại Khách sạn Bạch Đằng, công tác tuyển dụng vẫn chưa thật sự được quan tâm chú trọng. Quy trình tuyển dụng vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh. Hoạt động tuyển chọn được tiến hành theo thói quen và theo cảm tính. Theo khảo sát, điều tra thì số lượng CBCNV vào làm việc tại Khách sạn qua thi tuyển chính thức chỉ chiếm 28,6%. Số còn lại chủ yếu là do người thân quen giới thiệu, xin vào làm. Hơn nữa, Khách sạn chưa xây dựng được ngân hàng đề thi cho tất cả các vị trí làm việc nên việc thi tuyển vẫn mang tính hình thức, chưa thật sự có hiệu quả trong việc lựa chọn người đủ tài và đức.

Do vậy, nguồn nhân lực đầu vào của Khách sạn có chất lượng chưa cao. Khách sạn phải mất một khoảng thời gian khá dài để đào tạo nhân viên mới có thể bắt nhịp được với công việc dẫn đến lãng phí nguồn lực.

3.4.2. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực

a. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được coi là biện pháp chủ yếu để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh.

Trên thực tế, Khách sạn có quan tâm tới công tác đào tạo nguồn nhân lực nhưng mới chỉ dừng lại tập trung đầu tư cho những hoạt động đào tạo mang tính tập thể như: cử người đi tham gia phòng cháy chữa cháy; phối hợp với ngân hàng Vietcombank tổ chức lớp học về tiền giả cho nhân viên phòng kế toán, thu ngân, nhân viên bán hàng kinh doanh tổng hợp, học các lớp bồi dưỡng về thuế và bảo hiểm…Mời giảng viên về bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc khách hàng cho các nhân viên trực tiếp phục vụ khách. Trong năm 2014, khách sạn đã cử 05 cán bộ tham gia tập huấn phòng cháy, chữa cháy, tổ chức 02 lớp học về tiền giả cho nhân viên phòng kế toán, tổ chức 01 lớp học kế toán cho nhân viên.

Hiện nay, Khách sạn chưa có chính sách bằng văn bản chính thức về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong đó có quy định rõ về tiêu chuẩn, quy trình cũng như vai trò, trách nhiệm của Khách sạn, cá nhân trong và sau hoạt động này. Các các cá nhân khi tham gia các khóa học bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực đều phải tự lo thu xếp thời gian và kinh phí đào tạo. Do đó, trong thời gian vừa học vừa làm này, chất lượng và kết quả công việc sẽ giảm sút bởi sự phân tán thời gian, công sức của người lao động. Vì đây là đào tạo mang tính tự phát, không có trong kế hoạch hóa nguồn nhân lực nên sau thời gian đào tạo, có thể Khách sạn sẽ không thể bố trí công việc cho phù hợp với trình độ, năng lực mới của người lao động, dẫn đến tâm lý chán nản và khả năng nghỉ việc của người lao động là rất lớn. Như vậy, việc tự tham gia các khóa đào tạo mà không có định hướng, quy hoạch này của người lao động dễ dẫn đến tình trạng “thừa vẫn thừa mà thiếu vẫn thiếu” nguồn nhân lực có chất lượng cho Khách sạn.

b. Công tác bố trí, sử dụng lao động

Chúng ta biết rằng việc sắp xếp, bố trí sử dụng lao động có ý nghĩa quan trọng, góp phần khai thác, phát huy tối đa khả năng, tiềm lực người lao động, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức.

Thực trạng hiện nay cho thấy, công tác này của Khách sạn Bạch Đằng sử dụng lao động một cách cứng nhắc, ban đầu xin vào vị trí nào thì sẽ làm ở vị trí đó mãi mà ít có sự luân chuyển, thay đổi công việc sao cho phù hợp với trình độ, năng lực, nguyện vọng của bản thân người lao động. Chính vì vậy, năng suất lao động thực tế còn thấp so với tiềm lực sẵn có, gây lãng phí nguồn lực. Bên cạnh đó, do kỹ năng quản lý của cán bộ còn thiếu hụt nên khi tổ chức, sắp xếp công việc cho nhân viên chưa phù hợp, không phát huy được thế mạnh của họ nên hiệu quả công việc chưa cao. Hơn nữa, công tác đào tạo định hướng giúp nhân viên mới hòa nhập vào môi trường Khách sạn, làm quen với công việc cũng chưa thực sự được chú trọng. Nhân viên mới vào đa số sẽ phải tự mình xây dựng những mối quan hệ để tìm hiểu cách thức làm việc, tìm hiểu văn hóa khách sạn. Việc này sẽ mất một khoảng thời gian đáng kể để nhân viên có thể bắt nhịp được với công việc. Và đương nhiên trong khoảng thời gian này những sai sót không đáng có xuất hiện, năng suất và chất lượng công việc không cao, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh chung của Khách sạn.

Vì vậy, Khách sạn cần có những biện pháp thỏa đáng để khắc phục tình trạng lãng phí nguồn lực lao động trong công tác bố trí và sử dụng lao động.

c. Chính sách khen thưởng, kỷ luật

Hiện nay, khách sạn đã xây dựng và ban hành quy chế khen thưởng kỷ luật. Theo đó, mỗi tập thể, mỗi cá nhân có thành tích công tác tốt hàng năm sẽ được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của khách sạn bạch đằng, tỉnh quảng ninh (Trang 78 - 144)