CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.4.1.2. Phương pháp DH
a) Phương pháp DH môn Toán cần đáp ứng các yêu cầu sau:
• Phù hợp với nhận thức của HS (từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến
khó); không chỉ là nhận thức trong logic Toán học mà còn dựa trên
kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế của HS;
• “Lấy người học làm trung tâm”, phát huy tính tự giác, chủ động, tích
cực của HS, chú ý nhu cầu, NL, cách thức HT của HS; tổ chức DH theo
hướng kiến tạo để HS được tìm tòi, phát hiện, giải quyết vấn đề;
• Vận dụng các phương pháp, kĩ thuật DH tích cực một cách linh hoạt; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với các phương pháp DH truyền thống; kết hợp DH trong lớp với HĐ thực hành, trải nghiệm, vận dụng vào
thực tiễn; cấu trúc bài học cân đối, hài hòa giữa kiến thức cốt lõi và
kiến thức vận dụng, cũng như các thành phần khác;
• Sử dụng các phương tiện, kĩ thuật DH hiệu quả, theo quy định đối với
môn Toán; có thể sử dụng đồ dùng DH tự làm sao cho phù hợp với nội dung học và đối tượng HS; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện hiện đại khác một cách phù hợp và hiệu quả.
b) Định hướng phương pháp hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và
NL chung
• Hình thành, phát triển phẩm chất: giúp HS rèn luyện tính trung thực,
tình yêu lao động, tinh thần trách nhiệm, ý thức hoàn thành nhiệm vụ
HT; bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú HT, thói quen đọc sách và ý thức tìm tòi, khám phá khoa học;
• Hình thành, phát triển các NL chung:
o Góp phần phát triển NL tự chủ và tự học thông qua việc rèn
hoạch HT, hình thành cách tự học, rút kinh nghiệm và điều chỉnh
để có thể vận dụng vào các tình huống khác trong quá trình học; tự lực giải toán, giải quyết các vấn đềliên quan đến Toán học; o Góp phần hình thành và phát triển NL giao tiếp và hợp tác thông
qua nghe, đọc hiểu, ghi chép, diễn tả các thông tin Toán học; sử
dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để trao đổi, trình bày được các nội dung, ý tưởng, giải
pháp toán học trong sự tương tác với người khác, đồng thời thể
hiện sự tự tin, tôn trọng người đối thoại khi giao tiếp Toán học; o Góp phần hình thành và phát triển NL giải quyết vấn đề và sáng
tạo thông qua việc giúp HS nhận biết được tình huống có vấn đề; chia sẻ vốn hiểu biết với người khác; biết lựa chọn cách thức,
quy trình giải quyết vấn đề và trình bày giải pháp, đánh giá giải
pháp đã thực hiện và khái quát hóa cho vấn đề tương tự
c) Phương pháp DH môn Toán góp phần hình thành và phát triển NL tính toán, NL ngôn ngữvà các NL đặc thù khác
• Môn Toán có ưu thế nổi trội, mang đến nhiều cơ hội giúp cho NL tính toán phát triển, vì nó vừa cung cấp kiến thức, rèn luyện KN Toán học, vừa hình thành và phát triển các thành tố của NL Toán học (NL tư duy và lập luận, mô hình hóa, giải quyết vấn đề giao tiếp, sử dụng công cụ và phương tiện học Toán);
• Môn Toán góp phần phát triển NL ngôn ngữ thông qua việc rèn luyện KN đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình huống có ý nghĩa Toán
học thông qua việc sử dụng hiệu quả ngôn ngữ toán học kết hợp với
ngôn ngữthông thường để trình bày, diễn tả các nội dung, ý tưởng, giải
pháp Toán học;
• Môn Toán góp phần phát triển NL tin học thông qua việc vận dụng sự
hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông trong HT và tự học, tạo dựng môi trường HT trải nghiệm;
• Môn Toán góp phần phát triển NL thẩm mĩ thông qua việc giúp HS làm
quen với lịch sử toán học, tiểu sử của các nhà Toán học và nhận biết vẻ đẹp của Toán học trong thế giới tự nhiên.