Kết luận chương II

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thiết kế và tổ chức dạy học online một số nội dung hình học 8 rèn luyện kĩ năng tự học (Trang 99)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.4.Kết luận chương II

Dựa vào cơ sở lí luận và thực tiễn, luận văn đã xác định hướng xây

dựng môi trường DH online, một số biện pháp tổ chức DH online HH 8 nhằm

rèn luyện KN tự học cho HS như xây dựng hệ thống hỗ trợ DH online với sự ứng dụng đa dạng công nghệ, đổi mới cách thức giảng dạy nâng cao hứng thú

cho HS, chú trọng vào sựtương tác từ HS khi học online; phản hồi tích cực và

kịp thời tới từng HS. Từ đó, tác giả đã đưa ra hai kế hoạch bài dạy HH 8 minh họa cho các biện pháp đã nêu.

CHƯƠNG 3 – THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích kiểm nghiệm và đánh giá

TN sư phạm là nội dung quan trọng để xác định mức độ hiệu quả của

các biện pháp đã đề ra, từ đó kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của đề tài, sử

dụng để làm cơ sở vận dụng vào thực tiễn DH HH 8 trực tuyến phát triển

năng lực tự học cho HS. Cốt lõi của việc kiểm định kết quả nghiên cứu và giả

thuyết khoa học là TN sư phạm. Từquá trình và kết quả TN, cần trả lời những

câu hỏi:

• Những biện pháp đã nêu ở chương 2 có thể thực hiện được trong DH trực tuyến phân môn HH 8 hay không?

• Những biện pháp đó có tác động đến năng lực tự học của HS lớp 8

trong quá trình học HH 8 như thếnào?

• Quá trình vận dụng những biện pháp đã nêu cho thấy những thuận lợi

và khó khăn gì? Rút ra được kinh nghiệm, lưu ý gì cho GV?

TN sư phạm cần phải khách quan, trung thực, sát thực tế, đúng đối

tượng HS, bám sát nội dung chương trình HH 8.

3.2. Phương pháp TN sư phạm

3.2.1. Mục đích, đối tượng, phương pháp tiến hành TN sư phạm

3.2.1.1. Mục đích của TN sư phạm

TN sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết khoa học của đề tài, song song

với thử nghiệm, đánh giá hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp DH trực tuyến đã đưa ra ởchương 2 cho HS lớp 8.

3.2.1.2. Đối tượng TN

TN sư phạm được tiến hành với HS lớp 8 trường THCS Bàng La – Đồ Sơn với các lớp có đặc điểm tương đương làm lớp TN và lớp ĐC.

3.2.1.3. Phương pháp tiến hành

a) Cách thức tổ chức TN sư phạm

TN sư phạm được tiến hành một đợt, lồng ghép vào chương trình dạy

chính khóa theo kế hoạch của bộmôn và thời khóa biểu của nhà trường.

Tiến hành TN DH trực tuyến HH 8 học kì I năm học 2020 – 2021:

• Lớp TN là lớp 8B3, tổ chức DH trực tuyến, sử dụng khóa học trực tuyến HH 8 theo hướng rèn luyện KN tự học cho HS;

• Lớp ĐC là lớp 8B2, tổ chức DH trực tiếp có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

Cả lớp TN và lớp ĐC đều do chính tác giả của luận văn giảng dạy.

b) Nội dung TN sư phạm

• Xây dựng kế hoạch TN, vạch ra thời gian và đối tượng tiến hành thực hiện, lựa chọn nội dung và phương pháp TN;

• Thiết kế giáo án TN DH HH cho HS lớp 8 theo hướng rèn luyện KN tự

học;

TN sư phạm được tiến hành với sự hỗ trợ của các GV Tin học Trường

THCS Bàng La:

• GV Đặng Thị Minh, GV Tin học

• GV Ngô Đăng Đam, GV Tin học

3.2.2. Tiến trình tổ chức hoạt động DH

Các bước cụ thể trong tiến trình tổ chức hoạt động DH gồm:

3.2.2.1. Lập kế hoạch để tổ chức DH

Căn cứ trên khung thời gian năm học và thời khóa biểu, GV lên kế

hoạch cụ thể:

• Thời gian diễn ra tiết học;

• Thời gian diễn ra từng loại bài tập, kiểm tra;

• Kế hoạch chấm điểm và trả bài;

• Kế hoạch trả lời phúc khảo các phản hồi của HS;

• Thời gian tổ chức thi giữa kì và cuối kì.

3.2.2.2. Chuẩn bị tài nguyên DH

Sử dụng các tài nguyên như: • Hệ thống quản lí HT;

• Bài giảng, tài liệu tham khảo của mỗi nội dung kiến thức;

• Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm;

• Bộcâu hỏi, bài tập cá nhân cho mỗi nội dung kiến thức;

• Bộcâu hỏi, bài tập nhóm cho mỗi nội dung kiến thức;

3.2.2.3. Chuẩn hóa GV, HS và chuẩn bị thiết bị DH

Yêu cầu GV tự HT bồi dưỡng kiến thức, để thực hiện tốt vai trò ở mục 2.1.2.

3.2.2.4. Tổ chức DH

Tiến hành tổ chức DH theo kế hoạch và nội dung đã chuẩn bị.

3.2.3. Đánh giá kết quả TN sư phạm

3.2.3.1. Kết quảđánh giá tính tích cực của HS khi tham gia HT trực tuyến HH 8 8

Tính tích cực của HS được thể hiện qua mức độ hoàn thành bài học, mức độ tham gia tương tác của người học thông qua việc đánh giá kết quả của

các dạng bài tập qua từng nội dung bài học.

• Mức độ hoàn thành bài giảng, được đánh giá theo số lần tham gia học

bài giảng, kết quả học bài giảng, hình thức đánh giá là điểm số của bài

tập: bài kiểm tra đánh giá;

• Mức độ tham gia tương tác của HS, được đánh giá theo mức độ tham

gia làm bài tập cá nhân, bài tập nhóm, tích cực bình luận ý kiến của HS

khác; hình thức đánh giá là điểm số của bài tập cá nhân và bài tập

nhóm;

• Mức độ tiếp thu kiến thức, được đánh giá theo khả năng lĩnh hội kiến thức sau khi kết thúc một nội dung kiến thức, hình thức đánh giá là điểm số của bài tập: Bài kiểm tra hết chủđề.

Luận văn tiến hành phân tích kết quả điểm quá trình HT qua 4 dạng:

bài kiểm tra đánh giá kết quả học bài giảng, bài tập cá nhân, bài tập nhóm, bài

kiểm tra hết nội dung bài học. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Thống kê kết quả HT Dạng bài tập Điểm 8 - 10 Điểm 6.5 – 7.9 Điểm 5 – 6.4 Điểm dưới 5 Bài kiểm tra đánh giá

kết quả học bài giảng (HBG)

Bài tập cá nhân

(CN) 19 14 1 0

Bài tập nhóm

(N) 30 4 0 0

Bài kiểm tra hết chủ đề

(CĐ) 21 11 1 0

Hình 3.1. Biểu đồ phân bốđiểm HT

Kết quả cho thấy:

• Về mức độ hoàn thành bài học: Theo như bài kiểm tra đánh giá kết quả học bài giảng đạt 20/34 điểm từ 8 đến 10 và 13/34 điểm từ 6.5 đến 7.9, HS đã tích cực tham gia HT và kết quả học bài giảng rất tốt. Cách lấy điểm

trung bình của các lần làm bài và đưa ra điểm kiểm tra kết quả học bài giảng

khích lệ HS tích cực HT đến khi lĩnh hội được nội dung bài học, đồng thời

giúp GV đánh giá chuẩn xác kết quả HT của HS. 0 5 10 15 20 25 30 HBG CN N CĐ Điểm 8 - 10 Điểm 6.5 - 7.9 Điểm 5 - 6.4 Điểm dưới 5

• Về mức độ tham gia tương tác của HS: Tất cả HS đều hoàn thành các bài tập cá nhân, bài tập nhóm, thể hiện sự tích cực, tự giác HT trong môi trường trực tuyến (làm bài tập và sắp xếp nộp bài đúng hạn). Kết quả bài tập

cá nhân đạt 19/34 điểm từ 8 đến 10, 14/34 điểm từ6.5 đến 7.9, 1/34 điểm từ 5

đến 6.4, nhưng đã được cải thiện khi có sự tương tác, hỗ trợ của bạn bè, thể

hiện qua bài tập nhóm: 30/34 điểm từ 8 đến 10, 4/34 điểm từ 6.5 đến 7.9.

• Về mức độ tiếp thu kiến thức theo chủ đề: Kết quả của bài kiểm tra hết chủđềkhá cao: 21/34 điểm từ 8 đến 10, 11 điểm từ 6.5 đến 7.9, 1 điểm từ 5 đến 6.4. Có thể thấy rõ HS tiếp thu tốt kiến thức sau mỗi chủ đề nhờ vào

hiệu quả của các bài tập kiểm tra kết quả học bài giảng, bài tập cá nhân, bài

tập nhóm trước đó.

Kết quảthu được cho thấy DH trực tuyến phát huy được KN tự học của HS. HS tích cực, chủ động tham gia HT và đạt được kết quả khá cao. Trong toàn bộ quá trình HT, HS tích cực phản hồi tới GV qua Teams, Zalo, gọi điện thoại trên 35 lượt.

3.2.3.2. Đánh giá kết quả HT HH 8. So sánh kết quả của lớp TN với lớp ĐC

Để phản ánh 100% tiêu chí của hiệu quả DH online HH 8 thì điểm số không phải là yếu tố chi phối duy nhất. Tuy vậy, để đo lường kết quả của một

quá trình HT thì điểm số vẫn là một công cụ hữu ích. Cho nên, đánh giá qua bài kiểm tra cuối kì là một TN quan trọng mà tác giảđã tiến hành.

Đến cuối học kì II, cả lớp TN và lớp ĐC đều làm bài kiểm tra, được

chia làm bốn cấp độ của Bộ Giáo dục: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao do bộ môn xây dựng và quản lí. Quá trình ra đề, tổ chức thi và

chấm bài do phòng khảo thí làm theo quy định của nhà trường. Kết quả được thể hiện qua bảng điểm do phòng khảo thí cung cấp.

Để có thể khẳng định chất lượng của TN sư phạm, luận văn xử lí số

liệu thống kê về kết quả bài kiểm tra cuối học kì II của lớp thực nghiệm và ĐC. Kết quả xửlí số liệu thống kê như sau:

Bảng 3.2. Thống kê kết quả điểm kiểm tra cuối học kì II Nhóm Tổng số HS Điểm 8 - 10 Điểm 6.5 - 7.9 Điểm 5.0 – 6.4 Điểm dưới 5 TN 34 19 10 5 0 ĐC 35 12 6 10 7

Hình 3.2. Biểu đồphân bốđiểm kiểm tra cuối học kì II

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Điểm 8 - 10 Điểm 6.5 - 7/9 Điểm 5 - 6.4 Điểm dưới 5

Lớp TN Lớp ĐC

Hình 3.3. Đồ thịphân bốđiểm kiểm tra cuối học kì II

Bảng 3.3. Bảng phân bốđiểm kiểm tra cuối học kì II

Nhóm Tổng số HS Điểm 8 - 10 Điểm 6.5 - 7.9 Điểm 5.0 – 6.4 Điểm dưới 5 TN 34 0.56 0.29 0.15 0 ĐC 35 0.34 0.17 0.29 0.2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Điểm 8 - 10 Điểm 6.5 - 7.9 Điểm 5 - 6.4 Điểm dưới 5

Lớp TN Lớp ĐC

Hình 3.4. Biểu đồphân bố tần suất điểm kiểm tra cuối học kì II

Hình 3.5. Đồ thịphân bố tần suất điểm kiểm tra cuối học kì II

Sau khi sử dụng hai biện pháp, kết quả điểm kiểm tra được thể hiện qua

các bảng biểu cho thấy: 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9

Điểm 8 - 10 Điểm 6.5 - 7.9 Điểm 5.0 - 6.4 Điểm dưới 5

Lớp ĐC Lớp TN 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5

Điểm 8 - 10 Điểm 6.5 - 7.9 Điểm 5.0 - 6.4 Điểm dưới 5

Lớp TN Lớp ĐC

• Số lượng điểm 8 – 10 của lớp TN (56%) cao hơn lớp ĐC (34%) là

22%;

• Số lượng điểm 6.5 – 7.9 của lớp TN (29%) cao hơn lớp ĐC (17%) là

12%;

• Số lượng điểm 5.0 – 6.4 của lớp TN (15%) thấp hơn lớp ĐC (29%) là

14%.

• Lớp TN không có điểm dưới 5.0, trong khi lớp ĐC có 2% HS có điểm

dưới 5.0.

Qua phân tích trên, kết quả điểm kiểm tra của lớp TN có sự tiến bộ rõ

so với lớp ĐC. Như vậy, các biện pháp đã đề cập ở chương 2đã thể hiện tính

khả thi và hiệu quả.

3.4. Kết luận chương 3

Chương 3 phản ánh kết quả TN. Luận văn đã tiến hành một đợt TN sư

phạm ở trường THCS Bàng La, với mục đích thử nghiệm những biện pháp đề

ra ở chương 2 để DH online HH 8 rèn luyện KN tự học cho HS. Kết quả cho thấy HS chủđộng, tích cực trong môi trường HT trực tuyến, kết quả HT được

nâng lên rõ rệt. Qua đó, có thể khẳng định được việc vận dụng hai phương pháp đã đề ra ở trên trong DH trực tuyến nội dung HH 8 có thểrèn luyện KN tự học cho HS, nâng cao chất lượng giảng dạy và HT. Như vậy, các giả thuyết khoa học là chấp nhận được và nhiệm vụnghiên cứu đã hoàn thành.

KẾT LUẬN

Kết quả chính của luận văn thể hiện ở:

1 - Hệ thống hóa một số vấn đề về KN tự học

2 - Tìm hiểu thực trạng của vấn đề DH online nhằm rèn luyện kĩnăng tự học

3 - Đề xuất một số biện pháp thực hiện DH online một số nội dung HH 8

nhằm rèn luyện kĩnăng tự học cho HS.

4 - Vận dụng các biện pháp DH nhằm rèn luyện kĩnăng tự học vào một số

tình huống DH online những nội dung cụ thể trong HH 8.

5 - Tiến hành TN sư phạm đểtìm hiểu tính khảthi và hiệu quả của giải pháp

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Nguyễn Lăng Bình, Cao Thị Thặng, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương

Hồng (2010), Dạy học tích cực – Các phương pháp kĩ thuật dạy học, Dự án Việt – Bỉ, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[2] BộGiáo dục và Đào tạo (2012), Hướng dẫn học Toán 8,NXB Giáo dục.

[3] Bộ Giáo dục & Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn toán, NXB Giáo dục Việt Nam.

[4] Phan Đức Chính (Tổng chủ biên) - Tôn Thân (chủ biên) (2011), Toán 8

(tập 1), NXB Giáo dục.

[5] Phan Đức Chính (Tổng chủ biên) - Tôn Thân (chủ biên) (2011), Toán 8

(tập 2), NXB Giáo dục.

[6] Hoàng Chúng (1997), Phương pháp dạy học Toán học ở trường phổ thông Trung học cơ sở, NXB Giáo dục.

[7] Hoàng Chúng (chủ biên), Nguyễn Vĩnh Cận, Vũ Thế Hựu (2001), Để

học tốt Toán 8 –Hình học, NXB Giáo dục.

[8] Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier (2016), Lí luận dạy học hiện đại, cơ

sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, NXB Đại học

Sư phạm, Hà Nội.

[9] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày

04/11/2013, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng

yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường

định hướng xã hội chủnghĩa và hội nhập quốc tế.

[10] John Dewey (2013), Cách ta nghĩ, NXB Tri thức (người dịch Vũ Đức

Anh).

[11] Lê Trọng Dương (2006), Hình thành và phát triển NL tự học cho sinh

viên ngành Toán hệ Cao đẳng sư phạm, Luận án Tiến sĩ giáo dục học,

[12] Phạm Gia Đức, Phạm Đức Quang (2005), Dạy HS trung học cơ sở tự lực tiếp cận kiến thức toán, NXB Giáo dục.

[13] Đỗ Hoàng Hải (2010), Hỗ trợ học tập qua mạng cho HS Trung học phổ

thông, Khoa Công nghệThông tin.

[14] Nguyễn Văn Hiến (2016), “Phát triển năng lực tự học cho sinh viên sư

phạm qua E-learning”, Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP TP. Hồ Chí

Minh, số 82.

[15] Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình (1981), Giáo dục

học môn Toán, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[16] Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và

sách giáo khoa, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[17] Nguyễn Văn Hồng (2012), Ứng dụng e-learning trong dạy học môn Toán

lớp 12 nhằm phát triển NL tự học cho HS trung học phổ thông, luận án

tiến sĩGiáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

[18] Phạm Đình Khương (2006), Một số giải pháp nhằm phát triển năng lực

tự học toán của HS Trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

[19] Trần Kiều (chủ biên) (1997), Đổi mới phương pháp dạy học ở trường

THCS, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.

[20] Trần Kiều (2014), Mục tiêu môn toán trong trường phổ thông Việt Nam.

Tạp chí khoa học giáo dục, số 102.

[21] Nguyễn Bá Kim (chủ biên), Đinh Nho Chương, Nguyễn Mạnh Cảng, Vũ

Dương Thuỵ, Nguyễn Văn Thường (1994), Phương pháp dạy học môn

toán - phần 2: Dạy học những nội dung cơ bản”, Giáo trình ĐHSP, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

[22] Nguyễn Bá Kim (2017), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học

Sư phạm, Hà Nội.

[23] Krutecxki V.A. (1973), Tâm lý năng lực Toán học của HS, NXB Giáo

[24] Nguyễn Danh Nam (2007), Xây dựng và triển khai đào tạo trực tuyến học phần hình học sơ cấp cho sinh viên sư phạm ngành Toán, luận văn

Thạc sĩPPDH Toán, Trường ĐHSP - Đại học Thái Nguyên.

[25] Hoàng Phê (2001), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm từ

điển ngôn ngữ, Hà Nội - Đà Nẵng.

[26] Nguyễn Thị Lan Phương (2016), Chương trình tiếp cận năng lực và

đánh giá năng lực người học, NXB Giáo dục Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thiết kế và tổ chức dạy học online một số nội dung hình học 8 rèn luyện kĩ năng tự học (Trang 99)