CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.4.2. Thuận lợi, khó khăn khi DH trực tuyến
1.4.2.1. Thuận lợi
Ngày nay, xã hội chú trọng đầu tư cho giáo dục, DH ứng dụng các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông là chính sách quan trọng của
Đảng và Nhà nước. Cho nên, các trường học rất quan tâm xây dựng hệ thống
cơ sở vật chất, phòng máy tính có kết nối mạng Internet,…
Theo chính sách trên, Bộ giáo dục và Đào tạo thường xuyên khuyến
khích việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, như tập huấn, đưa ra các kiến thức về E-learning, tổ chức các cuộc thi thiết kế bài giảng trực tuyến, giảng dạy trực tuyến.
Bộ môn Tin học được đưa vào giảng dạy chính khóa từ đầu cấp THCS,
giúp HS được trang bị KN tin học cơ bản, là tiền đề phát triển khả năng tựtìm tòi, nghiên cứu, tự học sau này.
DH trực tuyến được thừa hưởng thêm các phương tiện DH truyền thống. GV ứng dụng các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, kết hợp với các phương tiện tuyền thống để tiến hành giảng dạy. Chẳng hạn như, GV
có thể kết hợp thí nghiệm được thực hành bởi HS với kết quả ảo nhờ công
nghệ thông tin. Từ đó, GV chuẩn hóa thao tác, chính xác hóa tư duy, tạo đà phát triển trí tuệ cho HS.
Không bị hạn chếnhư thông tin trong sách vở, DH trực tuyến có thể tận dụng được kho tàng kiến thức khủng lồtrên mạng Internet. Và chính DH trực tuyến giúp cho các HS chia sẻ tài liệu, đóng góp vào kho tàng đó để những kiến thức ấy ngày càng phong phú, bổích hơn.
DH trực tuyến phân hóa HS ở mức độ cao vì HS có thể HT theo tốc độ phù hợp, tăng hiệu quảvà chất lượng HT cho phù hợp với bản thân mình.
DH trực tuyến góp phần tạo ra sự bình đẳng trong giáo dục. Người học
có thể học những kiến thức mà họ cần, tại thời điểm mà họ cho là cần thiết, học mọi lúc, mọi nơi, học mọi khóa học mà không phân biệt giới tính, quốc tịch, trình độ học vấn.
Khi HT trực tuyến, HS tiết kiệm được thời gian di chuyển, tăng thời gian HT tại nhà, tiết kiệm thời gian tìm kiếm dữ liệu.
DH trực tuyến phát triển tư duy phê phán cho HS qua sự tương tác, bình luận thành quả của các HS khác, tạo nên cơ hội giao lưu trong một nước
và xa hơn, giữa các nước với nhau thông qua các dự án lớp học toàn cầu.
1.4.2.2. Khó khăn
Nếu HS không có khả năng tự học, tự giác cao, GV chưa thực sự kiểm
soát được hiệu quả HT của người học.
Có những HS sử dụng các công cụ công nghệthông tin còn chưa được
thành thạo dẫn tới mất thời gian, hiệu quả HT chưa cao.
Một số HS thụ động, ỷ lại, dẫn tới trí tưởng tượng, óc tư duy bị giảm
sút. Mạng Internet mặc dù cung cấp nhiều thông tin có ích nhưng lại làm cho người học có cảm giác không cần động não vì các tri thức đều có thể được
tìm kiếm dễ dàng.
Có nhiều trường học còn hạn chế về các thiết bịcông nghệ thông tin do điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nên chưa thu hút được nhiều HS tham gia HT trực tuyến.