Thiết kế các khóa học trực tuyến

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thiết kế và tổ chức dạy học online một số nội dung hình học 8 rèn luyện kĩ năng tự học (Trang 53 - 73)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2.1.2.Thiết kế các khóa học trực tuyến

2.2. Một số biện pháp tổ chức DH online HH 8 nhằm rèn luyện KN tự học

2.2.1.2.Thiết kế các khóa học trực tuyến

a) Xây dựng bài giảng trực tuyến

Bài giảng trực tuyến cần đảm bảo các tiêu chí: • Thể hiện được mục tiêu HT;

• Có hệ thống các kiến thức đạt được trong nội dung bài học;

• Có nội dung phù hợp với mục tiêu;

• Có những HĐ cụ thểgiúp HS tiếp thu được kiến thức;

• Đảm bảo tính tương tác giữa GV và HS, cho phép HS trải nghiệm;

• Cung cấp cho HS tài liệu tham khảo; tài nguyên HT đa dạng, hợp lí. Cụ thể, nội dung DH cần được điều chỉnh để trở nên khả thi hơn. GV cần phải xác định giá trị cốt lõi của bài học, tăng thời gian tự làm việc của HS, có thể điều chỉnh theo một sốđịnh hướng:

• Xác định những yêu cầu cần đạt của mỗi bài học không thực hiện được khi dạy online;

• Điều chỉnh mục tiêu bài học gọn gàng hơn, tập trung vào nội dung cốt

lõi theo yêu cầu cần đạt của Chương trình Phổthông tổng thể;

• Đánh giá và phân loại kĩ càng những nội dung mà HS có thể tự thực hiện (hoặc tự thực hiện được một phần);

• Thay thế những nội dung cần giảng trực tiếp bằng học liệu phù hợp, ví

dụnhư hình ảnh, âm thanh, video;

• Kiểm tra, đánh giá thường xuyên hơn, để kịp thời điều chỉnh quá trình

DH, liên hệ chặt chẽ với gia đình.

Quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy diễn ra theo ba bước.

• Bước đầu tiên là xác định mục tiêu bài học;

Căn cứ vào Mức độ cần đạt trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, cụ thể hóa lên thành mục tiêu bài học, được trình bày thành ba mục con: Về kiến thức, Về năng lực, Về phẩm chất, phân biệt rõ mỗi quan hệ giữa ba loại mục

tiêu này [3].

Về kiến thức, kiến thức là cái vốn còn lại của HS sau khi kết thúc bài học. Việc xác định mục tiêu về kiến thức phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt và nội

dung sách giáo khoa, liệt kê ra các đơn vị kiến thức, sử dụng các danh từ để mô tả.

Về năng lực, trình bày thông qua các HĐ, từ những đơn vị kiến thức đã

liệt kê, chọn lọc những hành động cần thực hiện phù hợp, sử dụng động từ để

diễn đạt.

Về phẩm chất, đây là thái độ HS cần có để thực hiện được các HĐ nhằm

đạt được NL, sau cùng là đạt được kiến thức, được liệt kê dựa vào các hành động cần làm ở mục trên, sử dụng tính từđểmô tả.

• Bước thứ hai là xác định mục tiêu của từng HĐ trong tiết học;

Các HĐ cần được trình bày cụ thể như sau:

HĐ 1: Mở đầu: Xác định vấn đề (nhiệm vụ) cần thực hiện. HĐ này yêu

cầu HS vận dụng vốn kiến thức, kinh nghiệm sẵn có để tích cực, chủ động

tham gia vào bài học.

HĐ2: Hình thành kiến thức: Để giải quyết vấn đề đặt ra ởHĐ trên, hướng dẫn cho HS kiến thức, KN mới.

HĐ 3: Luyện tập: Sau khi học được kiến thức, KN mới, cần tổ chức HĐ

tiếp theo để củng cố kiến thức vừa học, rèn luyện KN vừa học, tiếp tục trang bịthêm kiến thức, KN khác.

HĐ 4: Vận dụng: Sử dụng kiến thức, KN vừa học để giải quyết vấn đề toán học, tình huống thực tế trong cuộc sống để phát triển phẩm chất, NL của HS.

• Bước thứ ba là thiết kế HĐ rõ ràng với nội dung, sản phẩm, cách tổ

chức thực hiện.

Khi thiết kế HĐ, GV cần xem xét lựa chọn thiết bị và nguồn học liệu phù

hợp. Việc lựa chọn cách thiết kế HĐ là rất đa dạng, tùy vào điều kiện cơ sở

vật chất, thiết bị DH, học liệu và đối tượng HS. Việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật theo từng trường hợp cũng biến đổi rất khác nhau. Tuy vậy, mọi con đường đều tuân theo bốn bước tổ chức thực hiện và tại mỗi bước đều

có sựtương tác giữa GV và HS:

o Chuyển giao nhiệm vụ: Trình bày nội dung nhiệm vụ đến HS, chỉ rõ cách chuyển giao với thiết bị, học liệu cụ thể;

o Thực hiện nhiệm vụ: Chỉ ra cụ thể những hành động mà HS cần thực hiện, dự kiến những khó khăn mà HS có thể gặp phải để trong giờ học,

quan sát và giúp đỡ HS;

o Báo cáo và thảo luận: Trình bày cách lựa chọn HS, nhóm HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, trình bày cách xửlí kết quảđó, đặt ra các vấn

đề để HS cùng nhau thảo luận, nhận xét thành quả của nhau;

o Kết luận, nhận định: Phân tích và đánh giá kết quả thu được của cả

lớp, đối chiếu với sản phẩm dự kiến, xem xét mức độ hoàn thành. Cuối cùng,

chốt lại phần thảo luận, làm rõ vấn đề cần giải quyết lúc đầu và kết nối đến nhiệm vụ tiếp theo.

b) Tổ chức thực hiện các HĐ DH trực tuyến

Khi DH online, thay vì chỉ tương tác thời gian thực như DH trực tiếp, GV còn có thể tổ chức tương tác gián tiếp qua các phần mềm và học liệu

đã biên soạn. Theo đó, khoảng thời gian và thời điểm tương tác sẽ linh hoạt

hơn. Thời lượng kết nối trực tuyến qua phòng họp sẽ được giảm đi mà vẫn

đảm bảo được tiến độchương trình.

• Chuyển giao nhiệm vụ: GV chuẩn bị phiếu HT, video để giao nhiệm vụ

cho HS trước giờ học.

• Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu trước trong SGK, nghe giảng qua

video bài giảng, thực hiện các nhiệm vụ trong phiếu HT với thời lượng làm bài tương đương như trên lớp, nhưng ở thời điểm phù hợp với bản thân, nộp lại kết quả HT trước khi kết nối với phòng học trực tuyến. Cụ thể như sau:

GV có thể chuẩn bị bài giảng do tự mình ghi hình, hoặc sử dụng video bài

giảng có sẵn, hay hướng dẫn HS xem bài giảng trên truyền hình. Tiếp theo,

1. Chuyển giao nhiệm vụ 2. Thực hiện nhiệm vụ 3. Báo cáo, thảo luận 4. Kết luận, nhận định

GV giao nhiệm vụ cho HS theo hình thức phù hợp. Sau đó nghiệm thu kết quả và đánh giá.

• Báo cáo, thảo luận: Giai đoạn này cần phải kết nối trực tiếp qua phòng

học trực tuyến, HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụtrong không gian lớp học ảo. Sau đó, giữa các HS có sự thảo luận với nhau dựa trên kết quả vừa

báo cáo.

• Kết luận, nhận định: GV tổng hợp lại kết quả thực hiện nhiệm vụvà kết quả thảo luận, đưa ra nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức lại để HS ghi nhớ.

c) Sử dụng phong phú các công cụ hỗ trợđểxây dựng bài giảng

DH với sự ứng dụng khoa học, công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu nhất định. Một trong những thành tựu đó là sự ra

đời của những phần mềm DH chất lượng cao tuy vẫn còn những khó khăn tồn tại và hiệu quảchưa được nâng cao.

Về bài giảng, GV sáng tạo ra các bài giảng với các nội dung kiến thức

theo yêu cầu của chương trình DH. Bài giảng bao gồm:

• File trình chiếu Powerpoint được chuyển thành dạng Flash, lồng thêm các yếu tốâm thanh bằng Ispring, đưa lên trang web;

• Video giảng dạy, có thể tải lên Youtube hoặc lưu trữtrên Teams;

• Giảng dạy đồng bộ với thời gian thực thông qua phòng học trực tuyến. Trong khi giảng như thế, GV có thể sử dụng các công cụ tạo trò chơi như Quiziz, Kahoot đểtăng sựnăng động, hứng thú cho HS.

Hình 2.9. Thi trả lời câu hỏi trên Quiziz

Hình 2.10. Thi trả lời câu hỏi trên Kahoot

Hình 2.11. Giao diện của Padlet

Một ứng dụng khác mà HS có thể viết, vẽ, thảo luận, trả lời câu hỏi trắc nghiệm hay gửi bài, nhận phản hồi nhanh chóng là Nearpod. Nearpod thú

vị ở chỗ cho phép GV sử dụng toàn bộ nguồn tài nguyên mà mình đã có sẵn từwebsite, powerpoint, video,…

Hình 2.12. Giao diện của Nearpod

b) Tăng cường sự đồng hành cùng nhau giáo dục HS của phụ huynh và nhà trường

Lãnh đạo nhà trường cần theo dõi thường xuyên tình hình học tập của

các lớp để đưa ra chỉ đạo phù hợp thông qua việc dự giờ các phòng học trực tuyến, hay thông qua sổ đầu bài điện tử (sử dụng Google Sheets).

Hình 2.13. Sổghi đầu bài online trên Google Sheets

Để quản lí lớp học, GV có thể sử dụng Classdojo. Đây là lớp học online

thúc đẩy sự hứng thú HT của HS, cũng như tăng cường kết nối giữa gia đình và nhà trường. Nhờ vào Classdojo, sự giao tiếp giữa nhà trường, GV với HS

và phụ huynh được thúc đẩy dựa trên việc có thể dễ dàng theo dõi, tham gia các HĐ của nhau. Ngoài chức năng giúp GV xây dựng nền nếp thi đua, Classdojo còn như một mạng xã hội dành riêng cho lớp với giao diện ngộ nghĩnh, đáng yêu. Bên cạnh đó, Classdojo còn có nhiều tính năng hay khác như: bốc thăm, tạo đồng hồđếm ngược,…

Hình 2.14. Classdojo

Như vậy, các công cụ hỗ trợ được sử dụng là Powerpoint, Ispring,

Youtube.

Sau đây là bài giảng “Hình chữ nhật” được biên soạn bằng Powerpoint

và Ispring, gửi cho HS dưới dạng đường link.

Kiểm tra bài cũ (HS có thểtương tác qua việc trả lời câu hỏi trắc nghiệm)

Giới thiệu mục tiêu bài học

Video hướng dẫn cách vẽHình chữ nhật

Đưa ra dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật

Đưa ra bài tập vận dụng kiến thức hình chữ nhật vào thực tế

Đưa ra từng bước áp dụng kiến thức hình chữ nhật vào tam giác, lưu ý ở phần

âm thanh có sự diễn giải của GV cho từng lời giải

Giao bài tập cho HS cuối bài học

Hình 2.15. Tiết dạy E-Learning bài Hình chữ nhật theo cách để HS tự học

hoàn toàn

Khi DH online, việc cho bài tập trước và sau mỗi bài học là cực kì quan

trọng. Bài tập phải được thiết kế theo hướng gợi mở dần dần, từ dễ đến khó, để HS khám phá ra kiến thức và bồi dưỡng được KN khi tự làm bài tập. Ví

dụ, sau khi học xong bài “Hình chữ nhật”, GV có thể đưa ra hệ thống bài tập

như sau để HS tự học:

VẤN ĐỀ I. Vận dụng dấu hiệu nhận biết để chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật

Dấu hiệu nhận biết:

Tứ giác có ba góc vuông là hình chữ nhật

Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.

Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật

Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.

Bài 1.Cho tam giác ABC, đường cao AH. Gọi I là trung điểm của AC, E là điểm đối xứng với H qua I. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của HC, CE. Các đường thẳng AM, AN cắt HE tại G và K.

a) Chứng minh tứ giác AHCE là hình chữ nhật. b) Chứng minh HG = GK = KE.

Bài 2.Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì?

ĐS: EFGH là hình chữ nhật.

Bài 3.Cho tam giác ABC vuông tại A. Về phía ngoài tam giác ABC, vẽ hai

tam giác vuông cân ADB (DA = DB) và ACE (EA = EC). Gọi M là

trung điểm của BC, I là giao điểm của DM với AB, K là giao điểm của EM với AC. Chứng minh:

a) Ba điểm D, A, E thẳng hàng. b) Tứ giác IAKM là hình chữ nhật.

c) Tam giác DME là tam giác vuông cân.

Bài 4.Cho hình thang cân ABCD (AB // CD, AB < CD). Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm các đoạn thẳng AD, BD, AC, BC.

a) Chứng minh bốn điểm M, N, P, Q thẳng hàng. b) Chứng minh tứ giác ABPN là hình thang cân.

ĐS: c) thì ABPN là hình chữ nhật.

Bài 5.Cho tam giác ABC. Gọi O là một điểm thuộc miền trong của tam giác, M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng OB, OC, AC, AB.

a) Chứng minh tứ giác MNPQ là hình bình hành.

b) Xác định vị trí của điểm O đế tứ giác MNPQ là hình chữ nhật.

ĐS: b) O thuộc đường cao AH của ABC.

Bài 6.Cho tam giác ABC vuông cân tại C. Trên các cạnh AC, BC lấy lần lượt các điểm P, Q sao cho AP = CQ. Từ điểm P vẽ PM song song với BC

(M  AB).

a) Chứng minh tứ giác PCQM là hình chữ nhật.

b) Gọi I là trung điểm của PQ. Chứng minh rằng khi P di chuyển trên cạnh AC, Q di chuyển trên cạnh BC thì điểm I di chuyển trên một đoạn thẳng cố định.

ĐS: b) I di chuyển trên đường trung bình của ABC.

Bài 7.Cho hình chữ nhật ABCD. Nối C với một điểm E bất kỳ trên đường chéo BD. Trên tia đối của tia EC lấy điểm F sao cho EF = EC. Vẽ FH và FK lần lượt vuông góc với AB và AD. Chứng minh rằng:

a) Tứ giác AHFK là hình chữ nhật.

b) AF song song với BD và KH song song với AC. c) Ba điểm E, H, K thẳng hàng.

Bài 8. Cho tam giác ABC và H là trực tâm. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC và CA; D, E, F lần lượt là trung điểm các đoạn HA, HB và HC.

a) Chứng minh rằng các tứ giác MNFD và MEFP là các hình chữ nhật. b) Để các đoạn MD, ME và DP bằng nhau thì tam giác ABC phải là tam giác gì?

VẤN ĐỀ II. Vận dụng kiến thức hình chữ nhật để giải toán

Bài 1.Tính độ dài trung tuyến ứng với cạnh huyền của một tam giác vuông có các cạnh góc vuông bằng 7cm và 24cm.

Bài 2.ĐS: .

Bài 3.Cho tam giác ABC cân tại A, CH là đường cao (H  AB). Gọi D là điểm đối xứng với điểm B qua A.

a) Chứng minh tam giác DCB là tam giác vuông.

b) Chứng minh .

DC=3AB

AM=12,5(cm)

Bài 4.Cho hình chữ nhật ABCD. Vẽ BH ⊥ AC (H  AC). Gọi M, K lần lượt là trung điểm của AH và DC; I, O lần lượt là trung điểm của AB và IC.

a) Chứng minh và .

b) Tính số đo góc .

ĐS: b) .

Bài 5.Cho tam giác ABC vuông tại A. M là điểm bất kì thuộc cạnh BC. Vẽ

MD ⊥ AB, ME ⊥AC. O là trung điểm của DE.

a) Chứng minh ba điểm A, O, M thẳng hàng.

b) Khi điểm M di chuyển trên cạnh BC thì điểm O di chuyển trên đường nào?

c) Điểm M ở vị trí nào trên cạnh BC thì AM có độ dài ngắn nhất.

ĐS: b) O di chuyển trên đường trung bình của ABC c) (AH

BC).

Bài 6.Cho hình chữ nhật ABCD, AB = 2AD. Vẽ tia AM (M thuộc cạnh DC)

sao cho . Chứng minh tam giác ABM là tam giác cân.

Bài 7.Cho tam giác ABC vuông tại A, AC > AB. AH là đường cao. Trên tia HC lấy HD = HA, đường vuông góc với BC tại D cắt AC ở E .

a) Chứng minh AE = AB.

b) Gọi M trung điểm BE . Tính số đo góc .

Bài 8.Cho tam giác ABC vuông tại A và AC = 3AB. Trên cạnh góc vuông AC lần lượt lấy các điểm D và E sao cho AD = DE = EC. Tính

.

Bài 9.Cho hình chữ nhật ABCD. Kẻ AH ⊥ BD. Gọi I là trung điểm của DH. Kẻ đường thẳng vuông góc với AI tại I cắt cạnh BC ở K. Chứng minh K là trung điểm cạnh BC.

Toàn bộ dữ liệu bài tập, câu hỏi mà GV biên soạn sẽ được lưu trữ trên

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thiết kế và tổ chức dạy học online một số nội dung hình học 8 rèn luyện kĩ năng tự học (Trang 53 - 73)