CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.3. DH trực tuyến
1.3.3.4. Xây dựng kiến thức
Để giải quyết vấn đề, cần kích thích các tranh luận để HS đưa ra ý kiến
cá nhân, GV có thể cung cấp các tài nguyên có liên quan cho HS, cách làm này tốt hơn là tự GV đưa ra câu trả lời. GV chỉ đóng vai trò hướng dẫn, còn
HS thì bình đẳng trong giao tiếp. Khi các HS chia sẻ và xây dựng kiến thức, việc DH trực tuyến sẽ đạt được hiệu quả. HS trao đổi với nhau, tự do đưa ra quan điểm của mình, xây dựng môi trường HT có tính tương tác cao. Dưới sự điều khiển và nguồn tài nguyên mà GV cung cấp, HS được nghiên cứu vấn đề
Mấu chốt của giai đoạn này là phải khuyến khích HS tự đóng góp ý
kiến của mình chứ không chỉ thu nhận ý kiến của GV và HS khác. GV điều khiển thảo luận; sau khi HS suy nghĩ đưa ra các ý kiến, GV biên tập, hướng dẫn lại, chỉnh sửa bài viết, góp ý cho HS.
1.3.3.5. Phát triển
Ở giai đoạn này, KN tự học của HS được phát triển thông qua việc sử
dụng tư duy phê phán, tham gia bình luận ý kiến của các HS khác. Dựa trên các thông tin và những kiến thức, kinh nghiệm được hình thành qua quá trình trao đổi, tương tác, HS xây dựng kiến thức cho bản thân. Cũng thông qua đó,
HS phát triển được KN tự học của mình.
Đối với việc DH môn Toán ởtrường THCS, thành quả thu được từ giai
đoạn trên có sự phân hóa rõ ràng ban cơ bản và ban nâng cao. Ở ban cơ bản, kiến thức được giảm nhẹ, phù hợp với tất cảcác đối tượng HS.
1.3.4. Các mức độ DH trực tuyến
Sự phân chia các mức độ DH trực tuyến dựa trên khả năng tương tác
giữa GV và HS.
1.3.4.1. Mức độ 1
Đây là mức độtương tác thấp nhất. GV chỉ thiết kếkhóa học trực tuyến sẵn, HS khi học chỉ tương tác với tài liệu, không giao tiếp với GV. Sau mỗi phần, HS tự mình đánh giá kết quả HT và chuyển sang nội dung khác. Như
vậy, GV chỉ thiết kế nội dung, không điều khiển quá trình HT, HS thoải mái hơn về thời gian HT, có thể tự đưa ra thời gian biểu và HT theo tốc độ phù
hợp với khả năng của bản thân. Ở mức độ này, HS tự giác HT một cách độc lập theo nội dung khóa học đã được GV thiết kế sẵn. Sựtương tác ởđây chỉ là
1.3.4.2. Mức độ 2
Đầu tiên, GV thiết kế khóa học. Sau đó, một người khác tổ chức lớp học, hướng dẫn HS. Người này chỉ hướng dẫn, giúp hình thành các cuộc hội thảo, chỉ dẫn cách hoàn thành bài tập lớn mà không có hiểu biết về mặt
chuyên môn, không phản hồi được cho HS. Sự tương tác ở mức độ này ngoài tương tác giữa HS và các tài nguyên thì có thêm sự tương tác giữa các HS với nhau.
1.3.4.3. Mức độ 3
GV không chỉ thiết kế mà đồng thời cũng điều khiển khóa học. Đây là
mức độtương tác cao. Mức độ này đòi hỏi cao sự diễn giảng có hiệu quả giữa GV và HS. Đặc thù của khóa học như thời gian, phạm vi, cấu trúc có thể được chỉnh sửa đểphù hợp với nhu cầu của đối tượng HS.
1.3.4.4. Mức độ 4
Đây là mức độ mà sự tương tác trong khóa học là cao nhất. GV gợi
động cơ và hướng dẫn HS tham gia khóa học. Khác biệt ở chỗ, ngay từ đầu,
người dạy và người học trao đổi với nhau, sau đó đưa ra phạm vi nội dung HT
phù hợp với nhu cầu của HS. Các công cụ công nghệ thông tin và truyền
thông hỗ trợ tối đa sự tương tác giữa HS với GV, và giữa các HS với nhau. Mức độ này đòi hỏi sự diễn giảng có hiệu quả cao, hướng vào nhu cầu và tốc
độ HT riêng của từng HS.
1.4. Thực trạng của việc DH trực tuyến
Trong trường THCS, môn Toán là môn khoa học được chú trọng, cũng là môn có nhiều khái niệm trừu tượng. Trong đó, phân môn HH lớp 8 có tất cả 70 tiết, chia thành 4 chương: Chương I: Tứ giác ( 25 tiết); chương II: Đa giác – Diện tích của đa giác (11 tiết); chương III: Tam giác đồng dạng (18 tiết); chương IV: Hình lăng trụ đứng – Hình chóp đều (16 tiết). Đây là phân
môn có nhiều khái niệm trừu tượng nhất, bởi vì khi thực hiện các bài toán hình, đối với hình vẽ, rất nhiều trường hợp phải mở rộng các yếu tố như: vẽ thêm đường phụ để chứng minh; những suy luận, những kiến thức rút ra khi làm bài tập phong phú hơn rất nhiều so với nội dung lí thuyết vừa mới học.
Khác với phân môn Đại số, HH ít đưa ra các hướng đi cụ thể nên HS rất khó để định hướng cách làm. Thêm vào đó, thời gian luyện tập cho HS là không đủ với lượng kiến thức và bài tập quá lớn. Để đạt được yêu cầu bài học, HS phải tự giác, tích cực, suy nghĩ chặt chẽ, logic. Thông qua trực tiếp giảng dạy
và tìm hiểu thực tiễn tại trường THCS Bàng La – Đồ Sơn – Hải Phòng, tôi
nhận thấy rằng còn nhiều HS chưa vững kiến thức cơ bản của phân môn HH, chất lượng bộ môn còn thấp, kết quả của một số bài kiểm tra, bài thi chưa đạt
yêu cầu. HS có một vài ý kiến như: phân môn HH khó tiếp thu, lượng kiến thức trong giờ học còn nhiều mà lại khô khan, không hấp dẫn,…
1.4.1. Mục tiêu, phương pháp DH HH 8
1.4.1.1. Mục tiêu DH
Chương trình HH giúp HS đạt được các mục tiêu như sau:
• Hình thành và phát triển NL toán học với yêu cầu cần đạt: thực hiện
được các thao tác tính toán; nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề trong cuộc sống, diễn đạt được nội dung, ý tưởng,
cách thức giải quyết vấn đề; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thểđể biểu đạt nội dung toán
học; sử dụng công cụ, phương tiện học Toán để thực hiện các nhiệm vụ
HT Toán;
• Đạt được kiến thức và KN Toán học cơ bản, thiết yếu về HH và đo lường như quan sát, nhận biết, mô tả hình dạng và đặc điểm (ở mức độ
trực quan) của một số hình phẳng và hình khối trong thực tiễn, nhận biết đồ vật trong thực tiễn để thống nhất khái niệm trong Toán học; tạo lập một sốmô hình HH đơn giản; tính toán một số đại lượng HH; phát
triển trí tưởng tượng không gian; giải quyết một số vấn đề thực tiễn đơn
giản;
• Hỗ trợ các môn Khoa học tựnhiên khác, hỗ trợ các HĐthường ngày.