Hình bình hành (trực tuyế n)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thiết kế và tổ chức dạy học online một số nội dung hình học 8 rèn luyện kĩ năng tự học (Trang 79 - 85)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.3.2.Hình bình hành (trực tuyế n)

2.3. Kế hoạch bài dạy minh họa

2.3.2.Hình bình hành (trực tuyế n)

HÌNH BÌNH HÀNH

Môn học/HĐGD: Toán Lớp: 8

(Thời gian thực hiện: 2 tiết)

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT 2018:

– Giải thích được tính chất về cạnh đối, góc đối, đường chéo của hình bình hành.

–Nhận biết được dấu hiệu để một tứ giác là hình bình hành (ví dụ: tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành).

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình bình hành.

2. Về năng lực - Nhắc lại định nghĩa hình bình hành đã học ở tiểu học; - Trình bày và chứng minh tính chất hình bình hành; - Vận dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành, xác định và giải thích được hình nào là hình bình hành. 3. Về phẩm chất:

- Phát triển tư duy logic HH phẳng;

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình và giải toán, cẩn thận khi sử dụng bút, thước; cảm nhận được vẻ đẹp của hình bình hành – một tứ giác đặc biệt, nhận ra sự hiện diện, giá trị của chúng trong đời sống;

- Tích cực, hăng hái tìm tòi kiến thức mới.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

- Tính năng Bài tập trong nhóm Teams: sử dụng đểgiao trước các nhiệm vụ:

NV1. Đọc hiểu sách giáo khoa, ghi lại ba điều mà em chưa hiểu rõ (nộp trước

lên Bài tập trong Teams);

NV2. Sưu tầm hình ảnh về hình bình hành trong thực tế, để sẵn trong điện thoại hoặc máy tính;

Forms 1: yêu cầu ghi lại đặc điểm của ba hình (em hãy trả lời bằng cách nhập chữ);

Forms 2: hình ảnh đã sưu tầm có chú thích bên dưới (em hãy đính kèm bức

ảnh do mình tự chuẩn bịvào forms);

Forms 3: đặt câu hỏi (em có khó khăn hoặc câu hỏi gì).

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 10 phút)

a) Mục tiêu: Huy động kĩ năng của HS về các hình tứ giác, hình thang, hình bình hành; phát hiện ra đặc điểm của một sốhình cơ bản.

b) Nội dung: HS được yêu cầu dùng thước thẳng và thước đo góc để đo các

hình thang, hình bình hành trên phần trình chiếu của GV, trả lời bằng Nearpod.

c) Sản phẩm:

- Cả 3 hình đều gồm 4 cạnh và 4 góc;

- Hình tứ giác không có hai cạnh nào có quan hệ đặc biệt, không có hai góc nào có quan hệđặc biệt;

- Hình thang có một cặp cạnh đối song song, có hai góc kề một cạnh bên bù

nhau;

- Hình bình hành có các cạnh đối song song và bằng nhau, các góc đối bằng

nhau, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

d) Tổ chức thực hiện

#1: Lấy tư liệu: GV

- Lệnh: “Các em hãy quan sát màn hình của thầy/cô”, giao nhiệm vụ cho HS

như mục Nội dung. GV trình chiếu bảng cho HS và giao nhiệm vụ, ghi đặc

điểm các hình vào ô thông qua quan sát và đo đạc bằng Nearpod.

Đặc điểm

#2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn). GV quan sát,

hỗ trợ cho HS nếu cần. HS điền trong vòng 5 phút.Các nhóm trình bày.

#3: GV tổ chức thảo luận: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Lần lượt chiếu ba bản trả lời của HS;

- Khen ngợi, cảm ơn, nhấn mạnh vào ý đúng và nêu vấn đề “chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem các bạn đã làm tốt đến đâu”.

#4: GV kết luận theo mục sản phẩm.

Trong bài học này sẽ tìm hiểu định nghĩa, tính chất, dấu hiện nhận biết của

hình bình hành.

2. Hoạt động 2: Hình thành định nghĩa và tính chất của hình bình hành (20 phút)

a) Mục tiêu: HS học được định nghĩa, trình bày và chứng minh tính chất hình bình hành, vận dụng dấu hiệu nhận biết hình bình hành vào xác định và giải

thích được hình nào là hình bình hành.

b) Nội dung: HS được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Lắng nghe GV chốt định nghĩa và tính chất qua phần bài đã làm của mình;

- Chứng minh tính chất theo nhóm (chia nhóm trong Teams và cùng nhau

thảo luận, phân công một bạn làm thư kí của nhóm, ghi lại kết quả thảo luận); - Từ đặc điểm của phần mở đầu và tính chất đã được chứng minh, hoàn thành sơ đồ dấu hiệu nhận biết;

- Thực hành ?3 SGK.

c) Sản phẩm:

- Ảnh chụp vở các tính chất đã được chứng minh;

- Ảnh chụp vở sơ đồ dấu hiện nhận biết đã được hoàn thiện; - Ảnh chụp vởBài ?3.

d) Tổ chức thực hiện:

#1: GV giới thiệu định nghĩa và tính chất qua phần bài của HS. GV giao nhiệm vụ cho HS chứng minh tính chất theo nhóm, từ định nghĩa, đặc điểm,

hoàn thành sơ đồ dấu hiệu nhận biết, thực hành ?3 SGK.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn). GV làm mẫu và giao

nhiệm vụ.

- Ra lệnh: Các em hãy quan sát thầy/cô làm mẫu và mô tả bằng lời trước

- Tạo nhiệm vụ trên Bài tập trong nhóm Teams có video chỉ dẫn để HS xem lại;

- Giao nhiệm vụ bằng lời.

#3: GV chiếu hai bài nộp của HS, nhận xét, tuyên dương.

- GV yêu cầu HS nêu khó khăn, câu hỏi; - GV giải đáp;

- GV tổ chức thảo luận và kết luận cách chứng minh, chốt lại bằng sơ đồ tư

duy; - GV cho HS hoàn thành sơ đồ dấu hiệu, chữa bài ?3.

GT AB//CD, AD//BC AC cắt BD tại O KL ) ; ) ; ) ; a AB DC AD BC b A C B D c OA OC OB OD = = = = = =

#4: GV chốt kiến thức: chiếu phần chứng minh, sơ đồtư duy đã hoàn thiện và

chiếu kết quả của ?3.

3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng (10 phút)

a) Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học trong bài, rèn luyện kĩ năng quan sát,

tổng hợp kiến thức.

b) Nội dung

- HS nhắc lại kiến thức đã học;

- Bằng quan sát thực tế, trả lời câu hỏi: Hình bình hành xuất hiện ở đâu?

- Làm bài 44 SGK. c) Sản phẩm - Forms mà HS đã làm sẵn, có hình ảnh HS sưu tầm; - HS nhắc lại kiến thức; - HS kể tên sự vật có hình dạng hình bình hành; - Bài 44 SGK. (Hình vẽ sẵn) HS chứng minh ABCD là hình bình hành  AD = BC Có DE = EA = 2 1BC

Chứng minh BE = DF

 DE = BF

Xét tứgiác DEFB có : DE//BF ( vì AD//BC)

DE=BF ( chứng minh trên)

DEBF là hình bình hành vì có hai cạnh đối // và

bằng nhau.

BE=DF ( tính chất hình bình hành)

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS nhắc lại kiến thức, kể tên sự vật hình bình hành, làm bài 44.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ được giao (tự thực hiện có hướng dẫn): HS làm bài tập. GV túc trực để giải đáp thắc mắc, hỗ trợ nếu cần. HS nộp sản phẩm. #3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến): chiếu hai bài nộp của HS;

- Nhận xét, tuyên dương;

- Yêu cầu HS nêu khó khăn, câu hỏi; - GV giải đáp.

#4: GV chốt kiến thức: chiếu lời giải chuẩn cho các nhiệm vụ, nhấn mạnh và đánh dấu thông tin quan trọng, yêu cầu HS ghi vào vở.

Giao nhiệm vụ về nhà:

- HS làm bài 43, 45 SGK;

- Vẽ sơ đồ tư duy tổng hợp kiến thức (thực hành nhóm);

- Chụp ảnh sản phẩm gửi lên phần Bài tập trong nhóm Teams.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thiết kế và tổ chức dạy học online một số nội dung hình học 8 rèn luyện kĩ năng tự học (Trang 79 - 85)