Có thói quen suy luận, lập luận hợp logic để chứng minh các

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thiết kế và tổ chức dạy học online một số nội dung hình học 8 rèn luyện kĩ năng tự học (Trang 28 - 30)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Kĩ năng tự học môn Toán

1.2.4.2. Có thói quen suy luận, lập luận hợp logic để chứng minh các

HH

HT phân môn HH giúp cho HS rèn luyện KN đo đạc, tính toán, suy

luận logic, sáng tạo, giúp cho các em sử dụng thành thạo các phương pháp

chứng minh vào từng bài toán cụ thể. Nhiều HS lớp 8 đều lúng túng khi giải

các bài toán HH, vì các em không biết phải tiến hành từ đâu, sử dụng thao tác

tư duy nào, công cụ nào. Đôi khi, các em chỉ mày mò mà không có cơ sở gì.

Vì thế, công việc của GV không đơn thuần là cho HS thấy được kết quả của

bài toán, mà quan trọng hơn, GV phải làm cho ở mỗi HS hình thành được thói

quen suy luận, lập luận hợp logic. Để đạt được khả năng tư duy, suy luận logic, HS cần phải trải qua nhiều quá trình kết hợp chặt chẽ. Để suy luận, lập luận một cách hợp lí, đầu tiên, HS phải phân tích, phán đoán bài toán một

cách khoa học, có cơ sở. Thứ hai, HS phải phân dạng được và bổ sung được

bài toán nếu cần, dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố, yêu cầu bài toán để vẽ thêm yếu tố phụ. Sau đó, HS cần huy động kiến thức cũ, dựa trên những kiến thức đó đểphân tích, tổng hợp các yếu tố của bài toán. Tiếp theo là quá trình

tổ chức giải bài toán: những suy luận có lí từba bước trên liên hệ chặt chẽ với

nhau, đem lại lời giải hoàn chỉnh cho bài toán. Bước cuối cùng không kém

phần quan trọng, đó là phát triển, mở rộng bài toán. Việc biến bài toán cũ thành bài toán mới không những rèn luyện tư duy logic cho HS mà còn làm cho các em luôn hứng thútìm cách giải.

1.2.4.3. Có ý thức ứng dụng Toán học vào thực tiễn thông qua các bài toán ứng dụng thực tế

Toán học xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn cuộc sống và quay trở lại phục vụ cho con người, là môn khoa học có thể ứng dụng rộng rãi trong ở

nhiều lĩnh vực trong thực tế. Ý thức ứng dụng Toán học vào thực tiễn là cần thiết với sự phát triển của xã hội, phù hợp với mục tiêu của giáo dục. Để theo kịp một xã hội ngày càng phát triển về khoa học và công nghệ, nền giáo dục

cần đào tạo được thế hệ mới những công dân có hiểu biết, có KN và ý thức vận dụng những thành tựu của Toán học vào những điều kiện cụ thể trong thực tế, để mang đến những kết quả thiết thực. Việc DH Toán luôn luôn phải gắn liền với thực tiễn, nhằm rèn luyện cho HS có ý thức sẵn sàng ứng dụng

Toán học một cách có hiệu quả trong các lĩnh vực của cuộc sống. Sự liên hệ này rất có ý nghĩa giáo dục, giúp HS hình thành thế giới quan khoa học, hình thành NL tổng hợp, hơn nữa còn có tác dụng gây hứng thú HT cho HS, giúp các em nắm được thực chất vấn đề.

Trong sách giáo khoa có khá nhiều bài tập, nhưng trong đó bài tập có

nội dung thực tiễn còn ít, cần được bổ sung. Ví dụ như trong nội dung “Đối xứng trục” có bài 39b trang 88 SGK Toán 8 tập 1 có nội dung như sau: Bạn

Tú đang ở vị trí A, cần đến bờ sông d để lấy nước rồi đi đến vị trí B. Con đường ngắn nhất mà bạn Tú nên đi là con đường nào?

Có thể thay đổi đề bài như sau: Hai làng A và B nằm cùng phía đối với một dòng sông d như hình vẽ. Cần xây dựng một trạm bơm nước M ở bờsông để phục vụ cho cả hai làng. Nếu bạn là kĩ sư xây dựng thì bạn sẽ đặt trạm bơm ởđâu để tổng chi phí đường ống dẫn từ M đến A và B là thấp nhất.

Lời giải như sau:

Gọi A’ là điểm đối xứng với A qua d.

Để tổng chi phí thấp nhất thì tổng chiều dài đường ống phải ngắn nhất.

Ta thấy rằng, bài toán như thế này hoàn toàn xảy ra trong thực tế, do vậy HS hứng thú hơn và ý thức được rằng, để làm một kĩ sư, thì phải giải quyết

được các bài toán thực tế.

1.2.4.4. Có ý thức và biết cách hệ thống kiến thức bằng ứng dụng công nghệthông tin, bản đồtư duy

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thiết kế và tổ chức dạy học online một số nội dung hình học 8 rèn luyện kĩ năng tự học (Trang 28 - 30)