Ôn tập chương I: Tứ giác (trực tiếp)

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thiết kế và tổ chức dạy học online một số nội dung hình học 8 rèn luyện kĩ năng tự học (Trang 85 - 92)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.3.3.Ôn tập chương I: Tứ giác (trực tiếp)

2.3. Kế hoạch bài dạy minh họa

2.3.3.Ôn tập chương I: Tứ giác (trực tiếp)

ÔN TẬP CHƯƠNG I: TỨ GIÁC

Môn học/HĐGD: Toán Lớp: 8

(Thời gian thực hiện: 1 tiết)

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt trong Chương trình GDPT 2018:

–Mô tả được tứ giác, tứ giác lồi;

- Giải thích được định lí về tổng các góc trong một tứ giác lồi bằng 3600;

F E B C D A -- -- -- --

- Giải thích được tính chất về góc kề một đáy, cạnh bên, đường chéo của hình thang cân;

- Nhận biết được dấu hiệu để một hình thang là hình thang cân (ví dụ: hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân);

- Giải thích được tính chất về cạnh đối, góc đối, đường chéo của hình bình hành;

- Nhận biết được dấu hiệu để một tứ giác là hình bình hành (ví dụ: tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành);

- Giải thích được tính chất về hai đường chéo của hình chữ nhật;

- Nhận biết được dấu hiệu để một hình bình hành là hình chữ nhật (ví dụ: hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật);

- Giải thích được tính chất về đường chéo của hình thoi;

- Nhận biết được dấu hiệu để một hình bình hành là hình thoi (ví dụ: hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi);

- Giải thích được tính chất về hai đường chéo của hình vuông;

- Nhận biết được dấu hiệu để một hình chữ nhật là hình vuông (ví dụ: hình chữ nhật có hai đường vuông góc với nhau là hình vuông).

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được:

- Hệ thống lại các kiến thức trong Chương I: Tứgiác;

- Củng cốđịnh nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các tứgiác đặc biệt; - Nhận biết các loại tứgiác đặc biệt;

- Vận dụng các tính chất, dấu hiệu nhận biết vào làm bài tập.

2. Về năng lực

- Thành thạo trong việc vẽ các tứ giác đặc biệt, nhận dạng các tứ giác đặc biệt;

- Biết sử dụng các tính chất và dấu hiệu nhận biết đểlàm các bài tập.

3. Về phẩm chất

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình và giải toán, cẩn thận khi sử dụng bút, thước; cảm nhận được vẻđẹp của các tứgiác đặc biệt, nhận ra sự

hiện diện, giá trị của chúng trong đời sống; - Tích cực, hăng hái tìm tòi kiến thức mới.

II. Thiết bị dạy học và học liệu: - Các bộhình tứgiác đặc biệt.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 10 phút)

a) Mục tiêu: Huy động kĩ năng của HS về các tứ giác đặc biệt; phát hiện ra

đặc điểm của các tứgiác đặc biệt.

b) Nội dung: HS được lên bảng dán các tứ giác và điền mũi tên để tạo thành sơ đồ nhận biết, được trả lời câu hỏi về các mũi tên.

c) Sản phẩm: - Sơ đồ nhận biết:

D C B A D C B A O D C B A D C B A D C B A D C B A D C B A D C B A HÌNH THANG HÌNH THANG CÂN HÌNH THANG VUÔNG HÌNH BÌNH HÀNH HÌNH CHỮ NHẬT HÌNH THOI HÌNH VUÔNG ➢AB // CD ➢𝐷̂ = 𝐶̂ ➢AC = BD ➢𝐷̂ = 900 ➢AB // CD, AD//BC ➢AB=CD, AD=BC ➢AB//CD, AB=CD ➢𝐴̂ = 𝐶̂ , 𝐵̂ = 𝐷̂ ➢𝐴𝐷//𝐵𝐶 ➢𝐴𝐵 = 𝐴𝐷 ➢𝐴𝐶 ⊥ 𝐵𝐷 ➢AC là phân giác BD là phân giác ➢𝐷̂ = 900 ➢𝐴𝐷//𝐵𝐶 ➢𝐷̂ = 900 ➢𝐴𝐶 = 𝐵𝐷 ➢𝐴𝐵 = 𝐴𝐷 ➢𝐴𝐶 ⊥ 𝐵𝐷 ➢AC là phân giác, BD là phân giác. ➢𝐴̂ = 900 ➢𝐴𝐶 = 𝐵𝐷 ➢𝐴̂ = 𝐵̂ = 𝐶̂ = 900 ➢AB=BC=CD=D A TỨGIÁC

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung. GV phát bộ hình các tứ giác đặc biệt cho HS, gọi 6 HS lên bảng dán các tứ giác đặc biệt và điền mũi tên để tạo thành sơ đồ nhận biết.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ cho HS nếu cần.

#3: GV tổ chức thảo luận: Gọi HS khác nhận xét, khuyến khích HS khác bổ

sung nếu cần. GV đặt câu hỏi về một mũitên bất kì cho HS dưới lớp trả lời. #4: GV kết luận theo mục sản phẩm.

Trong bài học này sẽ ôn tập định nghĩa, tính chất, dấu hiện nhận biết của tứ giác, tứgiác đặc biệt.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: Ôn lại một số kiến thức trong chương I (20 phút)

a) Mục tiêu: HS ôn lại được một số kiến thức trong chương I.

b) Nội dung: HS được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ sau:

Trả lời câu hỏi trắc nghiệm bằng cách giơ bảng (hoặc thẻ trắc nghiệm).

Câu 1: Cho tứ giác 𝐴𝐵𝐶𝐷, có 𝐴̂ = 800, 𝐵̂ = 1200, 𝐷̂ = 500. Sốđo 𝐶̂là:

A. 1000 B. 1050 C. 1100 D. 1150

Câu 2: Độ dài hai đường chéo hình thoi là 16 𝑐𝑚 và 12 𝑐𝑚. Độ dài cạnh của

hình thoi đó là:

A. 7 𝑐𝑚 B. 8 𝑐𝑚 C. 9 𝑐𝑚 D. 10 𝑐𝑚

Câu 3: Hình nào vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng?

A. Hình thang cân B. Hình thang vuông

C. Hình chữ nhật D. Hình bình hành

Câu 4: Cho hình thang 𝐴𝐵𝐶𝐷 (𝐴𝐵//𝐶𝐷).

Độdài của 𝐸𝐹 là:

A. 22 B. 22,5 C. 11 D. 10

Câu 5: Những tứ giác đặc biệt nào có hai đường chéo bằng nhau?

B. Hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật;

C. Hình chữ nhật, hình thang cân, hình vuông; D. Hình thoi, hình chữ nhật, hình thang cân.

Câu 6: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? A. Hình bình hành có một trục đối xứng;

B. Hình vuông có bốn trục đối xứng;

C. Hình thang cân có một trục đối xứng;

D. Hình thoi có hai trục đối xứng.

c) Sản phẩm:

- Các câu hỏi trắc nghiệm đã được trả lời và giải thích.

Câu 1: C Câu 2: D Câu 3: C Câu 4: D Câu 5: C Câu 6: A d) Tổ chức thực hiện:

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm khi GV đưa ra câu

hỏi.

#2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, trợgiúp khi cần thiết. #3: GV tổ chức thảo luận: Gọi HS giải thích.

3. Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng (10 phút)

a) Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học ở chương I, rèn luyện kĩ năng quan sát, tổng hợp kiến thức.

b) Nội dung

Bài tập 1: Cho tam giác 𝐴𝐵𝐶 cân tại 𝐴, trung tuyến 𝐴𝑀, 𝐼 là trung điểm 𝐴𝐶, 𝐾 là trung điểm 𝐴𝐵, 𝐸 là trung điểm 𝐴𝑀. Gọi 𝑁 là điểm đối xứng của 𝑀 qua 𝐼.

a) Chứng minh tứ giác 𝐴𝐾𝑀𝐼là hình thoi;

b) Tứgiác 𝐴𝑀𝐶𝑁, 𝑀𝐾𝐼𝐶 là hình gì? Vì sao?

c) Chứng minh 𝐸 là trung điểm 𝐵𝑁;

d) Tìm điều kiện của tam giác 𝐴𝐵𝐶 để tứ giác

𝐴𝑀𝐶𝑁 là hìnhvuông.

c) Sản phẩm

- HS vận dụng được kiến thức đã học đểlàm bài tập:

a) Chứng minh tứ giác 𝐴𝐾𝑀𝐼 là hình bình hành vì có 𝑀𝐾//𝐴𝐼 và 𝑀𝐾 = 𝐴𝐼. Chứng minh hai cạnh kề bằng nhau để suy ra 𝐴𝐾𝑀𝐼là hình thoi;

b) Chứng minh được 𝐴𝑀𝐶𝑁 là hình bình hành, chỉ ra được 𝐴𝑀𝐶𝑁 là hình

chữ nhật. Chứng minh được 𝑀𝐾𝐼𝐶 là hình bình hành;

c) Chứng minh 𝐴𝑁//𝑀𝐶, 𝐴𝑁 = 𝑀𝐶. Lập luận suy ra 𝐴𝑁//𝑀𝐵, 𝐴𝑁 = 𝑀𝐵. Suy ra 𝐴𝑁𝑀𝐵 là hình bình hành. Lập luận suy ra 𝐸 là trung điểm 𝐵𝑁;

d) 𝐴𝑀𝐶𝑁 là hình vuông <=> 𝐴𝑀 = 𝑀𝐶 <=> 𝐴𝑀 =1

2𝐵𝐶 <=> ∆𝐴𝐵𝐶

vuông cân tại 𝐴.

d) Tổ chức thực hiện

#1: GV giao nhiệm vụ cho HS làm Bài tập 1 theo nhóm bàn. #2: HS thực hiện nhiệm vụđược giao.

#3: GV lắng nghe, quan sát, nhắc nhở khi HS cần, sau đó nhận xét và đánh giá bài làm của HS, chữa bài, thảo luận, kết luận. GV gọi HS phát biểu cách làm, đặt câu hỏi gợi mở nếu HS gặp khó khăn trong việc trình bày:

a) Trước khi chứng minh tứ giác 𝐴𝐾𝑀𝐼 là hình thoi, ta cần chứng minh nó là hình gì trước? Chứng minh 𝐴𝐾𝑀𝐼 là hình bình hành dựa vào dấu hiệu nào?

Chứng minh hình bình hành 𝐴𝐾𝑀𝐼là hình thoi dựa vào dấu hiệu nào?

  = = = = / / N E K I M C B A

b) Dự đoán tứ giác 𝐴𝑀𝐶𝑁 là hình gì? Trước khi chứng minh 𝐴𝑀𝐶𝑁 là hình

chữ nhật, ta cần chứng minh nó là hình gì trước? Dấu hiệu? Dựđoán 𝑀𝐾𝐼𝐶 là hình gì? Chứng minh theo dấu hiệu gì?

c) Chứng minh 𝐸 là trung điểm 𝐵𝑁 như thếnào?

d) Hình chữ nhật 𝐴𝑀𝐶𝑁 có thêm điều kiện gì để trởthành hình vuông?

#4: GV gọi HS lên bảng chữa từng phần. GV chụp bài của một HS dưới lớp

trình chiếu lên màn hình để cả lớp nhận xét, đối chiếu. GV chốt kiến thức.

Giao nhiệm vụ về nhà:

- Ôn tập nội dung kiến thức ởsơ đồ tư duy;

- Làm các bài tập trong SGK bài Ôn tập chương I.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thiết kế và tổ chức dạy học online một số nội dung hình học 8 rèn luyện kĩ năng tự học (Trang 85 - 92)