Sử dụng website hay phần mềm làm nền tảng triển khai các

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thiết kế và tổ chức dạy học online một số nội dung hình học 8 rèn luyện kĩ năng tự học (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. Một số biện pháp tổ chức DH online HH 8 nhằm rèn luyện KN tự học

2.2.1.1. Sử dụng website hay phần mềm làm nền tảng triển khai các

• Thiết kếcác khóa học trực tuyến.

2.2.1.1. Sử dụng website hay phần mềm làm nền tảng triển khai các khóa học trực tuyến trực tuyến

Hiện nay, các cấp được chỉđạo sử dụng phần mềm Microsoft Teams để

DH online, thường là đồng bộ với thời gian thực, hoặc được ghi lại để HS có

thể xem lại tiết học nhiều lần, song song với giảng dạy trực tiếp tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh của từng địa phương.

a) Tổng quan về Teams

Teams là nền tảng cho phép người dùng giao tiếp, cộng tác trong các nhóm, giúp người dùng xây dựng không gian làm việc chung thông qua các

cuộc trò chuyện, hội họp qua video. Teams có thể tích hợp không giới hạn các ứng dụng làm việc.

Teams giúp ngành giáo dục có thể thực hiện DH từ xa một cách có hệ

thống. Bởi vì, Teams được tổ chức và HĐđểđem lại một không gian HT thực sự tương ứng với không gian thực, cụ thểnhư sau:

• Mỗi nhóm (group) là một ngôi nhà. Trong Teams, nhiều nhóm khác nhau được xây dựng và HĐ. Nhóm được xem như một ngôi nhà vì đây là nơi các thành viên có chung mục đích cùng nhau sống, cùng nhau HT và làm

việc.

Hình 2.2. Các nhóm trong Teams

Người quản trị sẽ thêm người dùng vào các nhóm sao cho phù hợp với từng đối tượng.

• Mỗi kênh (channel) là một căn phòng. Trong mỗi nhóm có các Channel. Các Channel này có thể mở hoặc khóa như một căn phòng dựa theo 2 chức năng: kênh Standard (kênh tiêu chuẩn) hoặc kênh Private (kênh riêng tư). Nếu thiết lập kênh riêng tư, chỉ những thành viên trong kênh mới có thể

nhìn thấy và có chìa khóa để vào. Mọi người trong nhóm đều nhìn thấy các

bài đăng (Post) – nơi hiển thị các cuộc trò chuyện, các thông báo, phản hồi,

mái, năng động. Mọi người trong nhóm cũng biết bạn cùng phòng đang làm gì, nói gì vào lúc nào, tham gia HT cùng nhau theo lịch trình đã thống nhất sẵn.

Hình 2.3. Các kênh trong một nhóm

• Nguồn cấp dữ liệu HĐ (Activity Feed) là hành lang dẫn đến các phòng. Đây là nơi hiển thị các đề cập, phản hồi và thông báo liên quan đến

Hình 2.4. HĐ trong Teams

• Trò chuyện (Chat) là cuộc trò chuyện riêng tư. Chức năng này được sử dụng khi người dùng muốn nói chuyện riêng với một hoặc một vài người

cùng nhà, hay cùng phòng. Mọi người có thể trao đổi qua tin nhắn, cuộc gọi thoại, hoặc cuộc gọi video.

Hình 2.5. Trò chuyện trong Teams

Người dùng Teams được cấp quyền tùy theo vai trò, nhiệm vụ của mỗi

người thông qua các chức năng của phần mềm. Các quyền gồm: quản trị, GV, HS, khách.

b) Cấp quyền trong Teams

• Admin: Từng trường học đều được Sở Giáo dục và Đào tạo của tỉnh,

thành phố cung cấp tài khoản quản trị (tức là tài khoản admin). Tài khoản admin có chức năng cấp quyền truy cập cho những người dùng khác thuộc hệ

thống trường của mình. Admin tạo các lớp, các nhóm HT, các kênh HT trong mỗi lớp, quản lí và kiểm soát nội dung của tất cả các nhóm, quản lí tài khoản của tất cảcác người dùng trong trường.

• GV: Đây là nhóm những người tạo nội dung, chẳng hạn như bài giảng

lí thuyết, bài tập, bài kiểm tra, xem bài tập, chấm điểm và nhận xét cho HS, giao nhiệm vụ sau mỗi bài học, đưa khung thời gian hoàn thành bài học cho HS, đưa ra những ứng dụng gắn với thực tiễn, sử dụng phòng họp trực tuyến hoặc tin nhắn đểtrao đổi các thông tin liên quan đến bài học. Trong quá trình

giảng dạy, nếu thấy chưa thực sự phù hợp với NL người học thì cần phải

thay đổi nội dung.

Hình 2.6. Cuộc họp trực tuyến qua Teams

• HS: Có nhiệm vụ tự học, cụ thể là tìm hiểu nội dung bài học, tham gia

các HĐ HT trực tuyến, thảo luận nhóm, trao đổi bằng video trực tiếp hoặc nhắn tin với GV, tìm hiểu các tài liệu tham khảo, làm bài tập lí thuyết và bài

tập thực hành, xem phản hồi kết quả bài làm từ GV, rút kinh nghiệm cho bản

thân, cuối cùng là lĩnh hội kiến thức.

• Khách: Chỉxem được các nội dung đăng tải ở chế độtiêu chuẩn, bị hạn chế quyền truy cập.

Ngoài phần mềm Teams đang được ngành giáo dục công lập sử dụng

chính thống thì người dùng cũng có thể sử dụng các nền tảng khác như Google Classroom, Zoom,…

Hình 2.7. Google Classroom

Hình 2.8. Zoom

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thiết kế và tổ chức dạy học online một số nội dung hình học 8 rèn luyện kĩ năng tự học (Trang 48 - 53)