CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Kĩ năng tự học môn Toán
1.2.4.1. Có ý thức khai thác và phát triển các bài toán HH
Hầu như HS đều cảm thấy thỏa mãn sau khi giải xong một bài toán, các
em kết thúc công việc ngay sau đó và không dành thời gian suy xét bài toán mình vừa giải xong. Thậm chí cả những HS khá giỏi, có NL học toán cũng như thế. Đó là một điều đáng tiếc, HS sẽ hiểu sâu sắc hơn nếu hướng đến khai
thác, phát triển một bài toán thành “họ” bài toán, “chùm” bài toán. HS được thỏa sức phát huy trí sáng tạo, tìm hiểu mọi góc độ của bài toán ban đầu, từ đó
khắc sâu được kiến thức cơ bản, có khả năng tư duy logic, xâu chuỗi các vấn
đề liên quan, có cái nhìn rộng hơn, khái quát hơn về một dạng toán. Qua cả quá trình suy ngẫm đó, HS trởthành chủ thể chủđộng sáng tạo trong việc lĩnh
hội tri thức, làm chủ tình huống, và ngày càng yêu thích môn Toán hơn.
Chẳng hạn, sau khi giải xong một bài toán, HS suy nghĩ thêm: Còn có thể giải
bài toán vừa rồi bằng cách nào khác không? Có thể trình bày ngắn gọn hơn
nữa hay không? Có thể sử dụng giả thiết này để kết luận thêm được gì không?
Nếu thay đổi một vài giả thiết thì kết luận mới thu được có gì đặc biệt? …
Việc tự giác thực hiện những công việc ấy vô cùng có ý nghĩa, tạo ra thói
quen tốt cho HS, giúp HS đánh giá những gì đã làm được, những gì chưa làm được, rút ra bài học cho bản thân. Để giúp đỡ HS trong quá trình đó, GV cần