Tạo động làm việc thông qua chính sách tiền lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức làm việc tại bộ thông tin và truyền thông (Trang 64 - 67)

- Đặc điểm của công chức

2.3. Thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức tại Bộ Thông tin

2.3.1. Tạo động làm việc thông qua chính sách tiền lương

Tiền lương là mối quan tâm hàng đầu, là động lực làm việc đối với người lao động trong mọi tổ chức, công chức cũng không ngoại lệ. Vì vậy, để chính sách tiền lương là yếu tố quan trọng, nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức tạo động lực làm việc cho người công chức.

Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan thuộc Chính phủ, tiền lương chỉ trả chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và điều chỉnh hệ thống văn văn bản quy định về chế độ tiền lương của Chính phủ và mức lương tối thiểu chung.

Quy chế tiền lương đang áp dụng theo hệ thống lương, ngạch, bậc với đối tượng công chức. Chính vì vậy, mà tiền lương của công chức tăng lên qua các năm khi tiền lương tối thiểu chung của nhà nước tăng và thâm niên công tác. Bên cạnh đó, do cơ cấu tổ chức Bộ Thông tin và Truyền thông bao gồm nhiều đơn vị thuộc khối tham mưu, đơn vị sự nghiệp công lập, khối cơ quan khác, tùy thuộc từng đơn vị tự chủ về nguồn thu hay phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn ngân sách mà có quy chế trả lương riêng theo quy định Quy chế chi tiêu nội bộ ở các đơn vị khác nhau (Quy chế chi tiêu

nội bộ được xây dựng trên cơ sở quy định của nhà nước, điều kiện nguồn tài chính của đơn vị và chính sách của nhà quản lý).

Để đánh giá thực trạng tạo động lực chính sách tiền lương cho công chức tại Bộ TT&TT, tác giả đã khảo sát và thống kê kết quả sau khảo sát: “

anh/chị có hài lòng với mức lương hiện tại mà tổ chức chi trả không”

Bảng 2.3: Mức độ hài lòng của công chức đối với chính sách tiền lương

Mức độ Số người trả lời Tỷ lệ (%)

Rất Hài lòng 9 10.1

Hài lòng 44 49.5

Không hài lòng 26 29.2

Không quan tâm 10 11.2

Tổng 89 100

Theo kết quả khảo sát ở bảng trên có thể thấy khoảng 10.1% công chức đánh giá rất hài lòng chế độ tiền lương, đúng với công sức bỏ ra để thực hiện công việc. 49.5% công chức hài lòng, 29.2% công chức cảm thấy không hài lòng và . % không quan tâm đến tiền lương. Điều này cho thấy tỉ lệ rất hài lòng về tiền lương là không cao, trường hợp khảo sát cho kết quả hài lòng chủ yếu là các cán bộ có độ tuổi từ trên 50 tuổi, độ tuổi có thời gian công tác 20- 5 năm, có thâm niên công tác. Những người này, có cuộc sống tương đối ổn định, tiền lương theo thâm niên công tác cao hơn so với công chức mới vào. Tỉ lệ không hài lòng về mức lương hiện tại chủ yếu rơi vào công chức có độ tuổi dưới 30 tuổi, vì công chức mới vào chưa có thâm niên công tác, lương phụ thuộc vào hệ số lương và mức lương tối thiểu chung, nên thu nhập từ lương thấp, trong khi mức sống của người trẻ cao, cuộc sống chưa ổn định, những đối tượng này thường rơi vào người mới lập gia đình, có con nhỏ có rất nhiều chi phí chi tiêu. Chính vì thế, mà

khoản thu nhập chính từ lương chưa thể đáp ứng được nhu cầu cuộc sống hiện tại của họ, điều đó dẫn tới việc chưa hài lòng về mức thu nhập tiền lương là điều dễ hiểu.

Nhìn chung, đối với công chức Bộ TT&TT thì tiền lương chính là khoản thu nhập chính mà họ nhận được. Nguồn thu nhập này sẽ giúp cho công chức trang trải cho các khoản chi tiêu sinh hoạt cần thiết. Chính vì là nguồn thu chính nên tiền lương có ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của chính bản thân công chức cũng như gia đình họ. Ví dụ như với những người mới bắt đầu đi làm, đối với công chức trẻ mới ra trường được tuyển dụng vào vị trí mới lương khởi điểm khoảng 3 triệu đồng, với mức lương có thể thấy để đảm bảo mức sống người công chức là quá thấp, không đáp ứng nhu cầu tối thiểu nhất là những vùng có mức sống cao như Hà Nội.

Tiền lương của công chức mang tính ổn định lên lương theo thời hạn, bên cạnh đó có những trường hợp công chức được nâng lương trược thời hạn đối với công chức có thành tích, đáp ứng yêu cầu quy định về xét nâng lương của tổ chức. Đây chính là yếu tố tích cực giúp cho công chức cố gắng, tạo động lực để làm việc, đóng góp sức mình cho cơ quan, tổ chức công tác. Ngoài ra, thì nguồn chi trả thu nhập tăng thêm các khoản ngoài lương như chi trả làm thêm giờ do công việc phát sinh, dự án đề tài được Bộ giao giúp cho công chức có thu nhập thêm, tuy nhiên khoản thu nhập tùy thuộc vào nguồn thu, chi và quy chế của từng đơn vị sau khi cân đối, chưa mang tính ổn định.

Qua phân tích trên có thể thì thu nhập của công chức tại Bộ là còn thấp, chưa thực sự tạo động lực làm việc cho công chức trong quá trình làm việc, yếu tố này ảnh hưởng đến kết quả thực hiện công việc, say mê tìm tòi trong công việc của công chức. Điều này dẫn tới, công chức bỏ thời gian làm việc ngoài để nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho chính bản thân và gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức làm việc tại bộ thông tin và truyền thông (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)