Thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức thông qua côngtác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức làm việc tại bộ thông tin và truyền thông (Trang 70 - 71)

- Đặc điểm của công chức

2.3. Thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức tại Bộ Thông tin

2.3.4. Thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức thông qua côngtác

tác bố trí, sử dụng.

Đây là biện pháp cơ bản nhất để thúc đẩy động lực làm việc của công chức tại Bộ Thông tin và Truyền thông, biện pháp bố trí sử dụng được xem xét ở các khía anh: Sự phù hợp công việc với năng lực, sở trường, tính cách, sử chủ động khi thực hiện công việc, tính ổn định và cơ hội và thăng tiến trong công việc.

Việc bố trí, sử dụng công chức phù hợp với chuyên môn, năng lực thì sẽ giúp cho người công chức thực hiện công việc có hiệu quả hơn và đạt được mục tiêu mong muốn của tổ chức, còn nếu như tổ chức bố trí sắp xếp không phù hợp với chuyên môn, năng lực và sở trường thì khiến cho bản thân công chức cảm thấy không có hứng thú với công việc, thiếu trách nhiệm và không có sáng tạo trong quá trình công tác, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chất lượng công việc.

Thông qua phiếu khảo sát: “ Công việc anh chị đang đảm nhận có phù hợp với năng lực, chuyên môn hay không?’”

Bảng 2.5: Khảo sát thực hiện công việc đúng chuyên môn T T T Các mức Tỷ lệ 1 Có 79.8% 2 Không 12.3 % 3 Ý kiến khác 7.9%

Nguồn: Khảo sát về động lực làm việc của công chức tại Bộ Thông tin và Truyền thông, tác giả

Theo số liệu bảng thống kê khảo sát trên có thể thấy đối với công chức Bộ Thông tin và Truyền thông thì tỉ lệ mà công chức làm việc đúng chuyên môn, năng lực của mình chiếm 79.8%, chưa làm việc đúng với chuyên môn chiếm 12.3%. Qua đây cũng có thể thấy tỷ lệ công chức vẫn chưa làm việc đúng chuyên môn của mình đang chiếm một tỷ trọng khá cao. Bộ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là nhà quản lý cần có quan tâm, sử dụng cán bộ công chức một cách có kế hoạch, đề án vị trí việc làm và giải pháp tối ưu khi luân chuyển công chức, tránh tình trạng bố trí người không đúng chuyên môn thực hiện công việc. Việc nắm rõ trình độ chuyên môn, sở trường, tính cách của công chức cũng là giúp để đơn vị có phương án bố trí vị trí công việc hợp lý, giúp công chức có cơ hội phát huy khả năng và tham gia hiệu quả vào thực hiện công việc của cá nhân nói riêng, hoạt động của tổ chức nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức làm việc tại bộ thông tin và truyền thông (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)