- Đặc điểm của công chức
1.3. Kinh nghiệm tạo động lực làm việc cho công chức
1.3.1. Kinh nghiệm tạo động lực làm việc cho công chức ở nước ngoài
Nghiên cứu của Mbindyio (2009) và cộng sự muốn đánh giá động lực làm việc của các nhân viên y tế làm việc tại tám bệnh viện ở tám quận tại Kenya. Tuy nhiên, do thiếu một công cụ đánh giá có giá trị và độ tin cậy nên nhóm tác giả đã thực hiện nghiên cứu phát triển bộ công cụ đo lường động lực làm việc của nhân viên y tế tại các bệnh viện tại Kenya năm 009. Một bộ câu hỏi bao gồm 10 câu hỏi được so sánh giá trị và độ tin cậy với bộ câu hỏi ban đầu gồm 23 câu sử dụng như là một công cụ đơn giản để đánh giá động lực làm việc của 684 nhân viên y tế làm việc tại các bệnh viện ở Kenya. Đồng thời nghiên cứu định tính để đánh giá sự phù hợp của từng câu hỏi được chọn và giá trị của bộ công cụ đo lường. Kết quả là bộ công cụ gồm 10 mục có giá trị đo lường sự thay đổi động lực làm việc theo thời gian đối với các nhân viên y tế tại Kenya.
Nghiên cứu của tác giả Mutale (2013), nghiên cứu đánh giá động lực làm việc của nhân viên y tế ở ba quận nông thôn của Zambia năm 0 3. Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá động lực làm việc dựa trên mức độ hài lòng công việc, động lực chung, áp lực công việc, tổ chức, sự tận tâm và đúng thờigian sau đó đánh giá mức độ động lực làm việc chung. Kết quả là
nữ có số điểm động lực làm việc cao hơn nam (trung bình là 78,5 (7,8) so với nam là 74,1 (7,0)). Phân theo công việc thì điều dưỡng có điểm trung bình cao nhất, trong khi đó nhân viên kiểm soát môi trường y tế có số điểm thấp nhất (77,4 (7,8) so với 73,2 (9,3)). Nhân viên y tế làm việc trong thời gian dài hơn (> 7 tháng) có điểm động lực làm việc cao hơn.Nhân viên được tập huấn trong 12 tháng thì có điểm động lực làm việc cao hơn.
1.3.2. Kinh nghiệm tạo động lực làm việc cho công chức ở cơ quan HCNN HCNN
Tác giả Nguyễn Thị Phương Lan ( 0 5) “nghiên cứu hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước”.Tác giả đã nghiên cứu hoạt động tạo động lực ở các cơ quan hành chính nhà nước từ cải cách hành chính nhà nước từ năm 00 trở lại đây. Thông qua nghiên cứu, tác giả có một số kết luận cần thiết phải tiếp cận hệ thống, nhìn nhận những công cụ tạo động lực cho công chức HCNN như là một hệ thống và sử dụng chúng một cách có hệ thống thì động lực làm việc của công chức ở các cơ quan HCNN sẽ được cải thiện, sẽ giải quyết được tình trạng thiếu gắn bó với khu vực công, là nguyên nhân của tình trạng hiệu suất lao động, hiệu quả công việc thấp, tình trạng tham nhũng, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực đã và đang là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nền công vụ yếu kém, không đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi “phát triển nhanh chóng và bền vững” của đất nước trong thời kỳ hội nhập
Tiểu kết chương 1
Qua những cở sở lý luận đưa ra nghiên cứu về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức tại Bộ Thông tin và Truyền thông. Trên cơ sở đó có thể hiểu rõ được những nguyên lý cơ bản về động lực, tạo động lực làm việc cho công chức bằng những hình thức nào. Bên cạnh đó nghiên cứu thêm nhiều thuyết, quan điểm tạo động khác nhau như: Học thuyết nhu cầu A.Maslow; Học thuyết công bằng; Học thuyết kỳ vọng…Đây là căn cứ kết hợp với thực trạng công tác tạo động lực tại tổ chức để đưa ra những biện pháp tạo động lực phù hợp với tình hình hoạt động, tình hình phát triển kinh tế - Xã hội thúc đẩy tổ chức có cách thức phù hợp tạo động lực làm việc, phát huy hết khả năng đóng góp của người công chức trong công việc.
Đối với công chức Bộ TT&TT thì công tác động lực có vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện công việc, phù hợp với mục tiêu mà Bộ đã đề ra.Trong quá trình hoạt động, vấn đề tạo động lực của Bộ TT&TT vẫn còn nhiều hạn chế, gây nên một số khó khăn trong công việc và hiệu quả thực hiện.Chính vì thế công tác tạo động lực cần được chú trọng và quan tâm hơn nữa để nâng cao tinh thần làm việc, gắn bó và cống hiến của công chứ đối với tổ chức.
CHƯƠNG 2 -THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC TẠI BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
2.1. Tổng quan về Bộ Thông tin và Truyền thông 2.1.1. Thông tin chungBộ Thông tin và Truyền thông