Các giải pháp thuộc về bản thân người công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức làm việc tại bộ thông tin và truyền thông (Trang 92 - 95)

- Đặc điểm của công chức

3.2.1. Các giải pháp thuộc về bản thân người công chức

3.2.1.1. hủ động học tập, rèn luyện, nâng cao tr nh độ chuyên môn, kỹnăng nghề nghiệp

Trong tất cả các lĩnh vực công việc, con người luôn giữ vai trò quyết định sự thành bại, tồn tại và phát triển, là chủ thể quyết định hiệu năng của cơ sở vật chất kỹ thuật và hiệu quả, tiến trình của mọi công việc. Tự rèn luyện là một dạng hoạt động thực tiễn mang tính độc lập, tự chủ và có tính tự giác cao. Đối với công chức, tự rèn luyện được xác định như sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giúp họ không ngừng nâng cao bản lĩnh, thể lực, khơi dậy tiềm năng trí tuệ và sự sáng tạo đáp ứng yêu cầu hoạt động trong các lĩnh vực.

Một điều thấy rõ nhất đó là chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức là một trong những nhân tố quyết định trực tiếp hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng vậy. Ngoài việc tổ chức chú trọng đến việc đến côngtác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đôi ngũ công chức thì chính bản thân công chức nhận thức về trách nhiệm học tập suốt đời, không ngừng nâng cao năng lực làm việc, năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế; thiếu cơ chế khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, học và tự học để

đáp ứng yêu cầu trình độ theo quy định, nâng cao năng lực làm việc của chính bản thân mình.

Cụ thể việc tự rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn còn đòi hỏi yếu tố sức khỏe đảm bảm, là yêu cầu đòi hỏi sức phấn đấu để có thể thích ứng được với cương vị, chức trách, nhiệm vụ được phân công. Tiến hành nhiều nội dung hoạt động thực tiễn phong phú, thường xuyên như: các bài tập thực hành, luyện tập kỹ năng xử trí các tình huống, hội thi, hội thao. Song song với việc đó tham gia học tập ở các lớp đào tạo, tài liệu liên quan đến công tác chuyên môn đang đảm nhận. v.v... với nhiều hình thức, quy mô khác nhau sẽ góp phần đắc lực cho công tác rèn luyện và tự rèn luyện. đảm đầy đủ, kịp thời cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị cho tự rèn luyện của công chức.

Đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” một cách hiệu quả, tránh phong trào, hình thức và phải mang tính thiết thực trong hoạt động thực tiễn. Tấm gương đạo đức HCMphải trở thành động lực tinh thần thúc đẩy người công chức hành động. Điều này chỉ có được khi công chức thấm nhuần chuẩn mực đạo đức cách mạng và khao khát được thực hiện như một hành động không thể thiếu của lương tâm, trách nhiệm; đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo phải thực sự là tấm gương sáng để các thế hệ tiếp theo kế thừa và phát triển.

Lãnh đạo, người đứng đầu ở các cơ quan, đơn vị cần có kế hoạch và định hướng đúng đắn về nội dung, hình thức, phương pháp cho công tác tự rèn luyện; sâu sát, tỷ mỷ trong việc theo dõi nắm bắt, nhắc nhở đối với việc tự rèn luyện của công chức. Bên cạnh đó, thì cấp Lãnh đạo Bộ giao cho Lãnh đạo các đơn vị thực hiện đánh giá chuẩn xác tinh thần, thái độ, trách nhiệm cũng như chất lượng rèn luyện, biểu dương, khen thưởng, tổ chức

rút kinh nghiệm kịp thời là động lực nâng cao chất lượng tự rèn luyện của công chức. Cần thường xuyên chú trọng phát động phong trào tự rèn luyện sâu, rộng trong cơ quan, đơn vị, giúp đỡ công chức trong tự rèn luyện, đồng thời, đấu tranh, phê phán những thái độ, hành vi thiếu tích cực trong rèn luyện ở cơ quan, đơn vị.

Cán bộ cấp trên phải là tấm gương mẫu mực cho cấp dưới noi theo về công tác rèn luyện và tự rèn luyện, bởi mọi hành vi đều ảnh hưởng trực tiếp tới cán bộ, nhân viên ở cơ quan, đơn vị mình; do vậy, họ phải là tấm gương tiêu biểu trong tự rèn luyện để khích lệ tinh thần, xây dựng phong trào rèn luyện ở cơ quan, đơn vị.

3.2.1.2. ông chức tự đánh giá và kiểm điểm bản thân

Đánh giá đúng, chính xác kết quả làm việc của công chức sẽ cung cấp thông tin cho công tác quản lý công chức, là căn cứ để lựa chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, sử dụng công chức đúng với năng lực, sở trường, là căn cứ để công tác cán bộ chủ động trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và bổ nhiệm cán bộ. Chính vì vậy ngoài việc hàng tháng, hàng quý, cuối năm tổ chứcđánh giáCC do đơn vị, cơ quan trong Bộ Thông tin tổ chức có sự tham gia đầy đủ của các cán bộ công chức, Ban lãnhđạo. Bên cạnhđó khuyến khích bản thân công chức tự nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện công việc của mình thường xuyên là việc quan trọng, giúp công chức tựý thức thái độ làm việc, đóng góp của cá nhân trong quá trình công tác. Từ việc tựđánh giá, công chức nhìn nhận rút ra hạn chế đề khắc phục, phát huy những mặt tích cực để công việc thực hiện một cách hiệu quả nhất.Hoạt động đánh giá công chức cung cấp thông tin phản hồi cho công chức biết về năng lực và thực hiện công việc hiện tại đang ở mức độ nào, giúp họ phấn đấu để tự hoàn thiện mình và làm việc tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho công chức làm việc tại bộ thông tin và truyền thông (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)