Mỹ thuật là một chuyên ngành đặc thù và đặc biệt cho nên những yêu cầu để có thể đáp ứng đầy đủ nhất cho chuyên ngành này thực sự chưa có một chuẩn mực nhất định. Quá trình đào tạo chuyên ngành này luôn luôn cần được chú trọng và nâng cao cả về thiết bị cơ sở cũng như kiến thức hiểu biết, kĩ năng năng hoạt động của ngành nghề tới từng người học. Giáo dục đào tạo chuyên ngành là bộ phận của quá trình tổng thể diễn ra liên tục trong môi trường hoạt động con người, trong đó môi trường đào tạo, chương trình đào tạo có vai trò rất quan trọng và chủ thể người học đóng vai trò trung tâm.
Ở một khía cạnh khác, việc đưa các chương trình đào tạo và quản lý của NN tới các cơ sở đào tạo, hoạt động giảng dạy và học tập dựa trên chương trình đó tới những học viên cũng có những đặc thù riêng như chuyên ngành này. Bản thân những nhà quản lý, những người đứng đầu phải hội đủ những điều kiện cần thiết trong việc đạt được những thành tựu, những đóng góp nhất định và kinh nghiệm, khả năng chuyên môn; qua đó họ có thể đưa ra những yêu cầu cần thiết trong việc tuyển chọn năng khiếu trước khi tiến hành quá trình đào tạo.
Quá trình giao lưu và hội nhập với thế giới đã làm cho nền văn hóa Việt Nam ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, đồng thời cũng phức tạp hơn. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển ngành Mỹ thuật nhằm xây dựng nét văn hóa Việt Nam đặc biệt, tiên tiến, hiện đại mà vẫn đậm đà bản
sắc dân tộc. Để đạt mục tiêu ấy, trước hết, trong công tác QLNN phải đưa ra những chương trình cũng như sự cải biến nâng cao riêng để hỗ trợ cho chương trình đào tạo đạt hiệu quả cam hơn. Vậy nhiệm vụ cụ thể của Đảng và nhà nước đối với chuyên ngành này như sau:
- Công tác hoạt động QLNN thường xuyên cập nhật những xu thế phát triển, phán đoán ưu nhược điểm đối với điều kiện hoạt động của đất nước, từ đó đưa ra các văn bản, nghị định phù hợp đối với chuyên ngành mỹ thuật.
- Tạo điều kiện, hỗ trợ tài chính để nâng cấp cơ sở đào tạo.
- Chính sách khen thưởng được mở rộng và khuyến khích đông đảo mọi người tham gia hoạt động nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật.
- Đưa các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chi tiết có hiệu quả đã được kiểm chứng tới các cơ sở đào tạo.
- Lựa chọn và thẩm định khả năng thiết kế - tính sáng tạo, của cá nhân, tập thể, để đầu tư phát triển góp phần xây dựng nền kinh tế văn hóa.
Bên cạnh đó,các trường đào tạo mỹ thuật phải có trách nhiệm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người vừa có tài, vừa có đức hoạt động trên lĩnh vực này. Công tác phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực mỹ thuật chính là nhiệm vụ chính trị của các mỹ thuật. Từ đó, nhiệm vụ của các trường mỹ thuật là:
- Phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng những tài năng về mỹ thuật, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả nhu cầu học tập, đáp ứng nhân lực và chất xám đang cần phát triển mạnh hơn hiện nay của xã hội.
- Đưa các hoạt động đào tạo và bồi dưỡng tài năng về mỹ thuật theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, góp phần làm cho mỹ thuật trở thanh công cụ phát triển tầm nhìn thẩm mỹ nghệ thuật, là đòn bẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Vấn đề phát triển ngành mỹ thuật, sức nóng đang thu hút về đào tạo thiết kế trong giới trẻ hiện nay đang cao hơn bất cứ khi nào, nhất là đối với
thành phố Hà Nội – cái nôi kinh tế - văn hóa của đất nước. Nhu cầu nảy sinh liên tục, đòi hỏi nhiều hơn, đa dạng hơn trong phong cách và sức sáng tạo của các nhà thiết kế tương lai được đào tạo từ các trường chuyên ngành mỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà nội. Một thành phố có hàng nghìn năm văn hiến về nền văn hóa mỹ thuật thì vấn đề này có ý nghĩa thật sự to lớn.
Công tác QLNN về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà nội đóng vai trò tổ chức, chỉ huy và phối hợp với các cơ sở đào tạo, phối hợp với lực lượng làm công tác đào tạo nhằm phát triển ngành mỹ thuật đang rất nóng hiện nay do nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật thẩm mỹ, những cái riêng cái đặc sắc phong phú, đa dạng của mỗi một nhà thiết kế, kĩ sư ngày càng cao của nhân dân, hướng mọi người có cái nhìn tươi đẹp hơn về cuộc sống, tới một xã hội được thiết kế phù hợp trong sự phát triển ngày càng đi lên của đất nước, hướng mọi người đến những giá trị cao hơn, hiện đại và nâng tầm cuộc sống hơn nữa.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận kết hợp kết quả khảo sát các nhà quản lý giáo dục có thể rút ra bốn vấn đề chính của QLNN về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, đó là:
- Thứ nhất : xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển hệ thống các trường ĐH đào tạo chuyên ngành mỹ thuật. Đây là kế hoạch tổng thể xây dựng mạng lưới các trường phù hợp với yêu cầu của xã hội, phù hợp với sự phát triển của ngành mỹ thuật và của toàn bộ nền kinh tế - xã hội.
- Thứ hai : Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dùng để điều chỉnh toàn bộ hệ thống đó. Hiện tại, các văn bản quy phạm pháp luật dành riêng cho ngành mỹ thuật dường như còn thiếu xót và chưa đầy đủ để tạo thành tổng thể quy tắc xứ sự có tính bắt buộc chung, cho Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện thông qua các chương trình đào tạo ngành mỹ thuật.
- Thứ ba : Hình thành các cơ chế chính sách để tạo điều kiện cho hệ thống các trường đại học đào tạo ngành mỹ thuật được phát huy thế mạnh nói riêng và đạt hiệu quả tối đa cho mục tiêu kinh tế - xã hội nói chung. Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cơ sở hạ tầng... Nhà nước cần phải có những chính sách riêng tạo điều kiện tốt trong quá trình đào tạo ngành mỹ thuật thuận lợi,phát triển hơn nữa.
- Thứ tư : thực thi công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động đào tạo của ngành mỹ thuật. Nội dung kiểm tra, giám sát bao gồm kiểm định chất lượng đào tạo, chương trình đào tạo; cơ sở vật chất, giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và việc thực hiện các tuyên bố về sứ mạng và cam kết với sinh viên.
Quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo
Kiểm tra là khâu then chốt không thể thiếu trong quản lý đào tạo, là khâu kết thúc của một chu trình quản lý nó có chức năng đánh giá và thẩm định chất lượng đào tạo. Việc kiểm tra nhằm mục đích thu thập kịp thời các mối liên hệ ngược về các hoạt động học tập của người học, phát hiện kịp thời những thiếu sót của người dạy và người học để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình đào tạo.
Kiểm tra – đánh giá có ảnh hưởng hai mặt, nó có thể cản trở cho sự phát triển giáo dục nếu kiểm tra đánh giá chệch với mục tiêu đào tạo và sử dụng những loại hình không phù hợp với mục đích kiểm tra. Vì vậy, để thực hiện tốt quy trình đào tạo, nhà trường cần chú ý việc kiểm tra – đánh giá tri thức, kỹ năng kỹ xảo trong quá trình đào tạo để qua đó có thể đánh giá chất lượng giảng dạy của nhà trường.
Từ kết quả đánh giá có thể dẫn đến hai loại quyết định.
Loại quyết định thứ nhất liên quan đến lợi ích tổng thể của kế hoạch như:
- Kế hoạch có thành công hay không
- Kế hoạch này có nên áp dụng lại ở các thời điểm và hoàn cảnh khác hay không.
Đánh giá được thiết kế để dẫn đến loại quyết định này được gọi là đánh giá tổng kết. Nó thường diễn ra vào cuối kế hoạch.
Loại quyết định thứ hai liên quan đến thay đổi việc thực hiện kế hoạch như:
- Các mục tiêu kế hoạch đề ra có cần thay đổi hay không, các phương pháp làm việc hoặc các hoạt động thực hiện kế hoạch có cần thay đổi hay không?
- Có cần thêm thời gian hoặc nguồn lực để đạt được các mục tiêu đề ra hay không?
Đánh giá được thiết kế để dẫn tới các quyết định này được gọi là đánh giá tác nghiệp. Đôi khi đánh giá tác nghiệp được thực hiện vào cuối kỳ kế hoạch, từ đó có thể hướng dẫn thực hiện các kế hoạch tương tự được triển khai ở những nơi khác. Thông thường đánh giá tác nghiệp được tiến hành trong quá trình thực hiện kế hoạch, từ đó có thể thực hiện việc điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch đó.
Cả hai loại đánh giá trên nên được thiết kế từ khi bắt đầu thực hiện kế hoạch hoặc công việc. Điều này sẽ giúp cho việc thu thập các thông tin phù hợp trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Đánh giá là một phần rất quan trọng của chu trình quản lý.
Nói cách khác, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV là một bộ phận hợp thành, là một thành tố của quá trình dạy học. Kết quả học tập của SV, nếu được đánh giá khách quan, trung thực sẽ phản ánh một phần chất lượng đào tạo của Trường.
Kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo gồm: kiểm tra đánh giá đầu vào, kiểm tra đánh giá kết thúc học phần, đánh giá kết thúc học phần thực tập, thực tế, đánh giá tiểu luận cuối khóa và cả đánh giá trong, đánh giá ngoài… Như vậy, quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo sẽ là quản lý việc tổ chức
tuyển sinh đầu vào, quản lý kế hoạch kiểm tra, quản lý bài kiểm tra, bài thi hết môn, tốt nghiệp, quản lý điểm với các phần mềm với sự hỗ trợ của máy tính, phân công hợp lý bộ phận giáo vụ đảm nhận việc kiểm tra đánh giá, yêu cầu GV trả bài kiểm tra phải công bố đáp án, thang điểm, thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá xếp loại kết quả học kỳ, năm học cho SV và cả việc quản lý thực tập, thực tế…
Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo nếu được thực hiện tốt sẽ bảo đảm cho đầu ra có chất lượng và mang lại hiệu quả cho xã hội.
Như vậy, đối với hệ đào tạo đại học chính quy chuyên ngành đặc thù nghệ thuật, vấn đề quyết định chọn mã ngành, chọn môn học thích hợp trong phần mềm của chương trình rất quan trọng. Nhà quản lý phải mạnh dạn quyết định dựa trên cơ sở thực tiễn, đón đầu xu hướng, đặc thù ngành để đề nghị bổ sung, điều chỉnh chương trình một cách thích hợp.