Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nƣớc về đàotạo ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 35 - 36)

mỹ thuật

1.3.1. Chính trị

Trên thế giới thường thấy, những hình tượng mỹ thuật dành cho mục đích chính trị được sử dụng rộng rãi. Mỗi đất nước là một nền chính trị khác nhau, một nền văn hóa cùng với những chủ trương và đường lối đặc thù. Việt Nam cũng vậy, mỹ thuật phát triển trên nền văn hóa cổ đại từ ngàn đời, do đó mà sức ảnh hưởng của văn hóa mỹ thuật rất quan trọng và luôn có trong chủ trương, đường lối phát triển xã hội của Đảng và Nhà nước; và việc thực hiện luôn đảm bảo trong khuôn khổ QLNN.

1.3.2. Kinh tế

Nền kinh tế phát triển là nhờ đóng góp phần không nhỏ của mỹ thuật. Một nền mỹ thuật sáng tạo, hiện đại đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của các nước bên ngoài. Kinh tế thị trường luôn có nhiều biến động, tuy nhiên việc thu hút sự quan tâm đầu tư và phát triển của cả trong và ngoài nước đã

khiến cho nền mỹ thuật Việt nam nói chung đang trên đà nâng tầm với các nền văn hóa mỹ thuật tiên tiến khác trên thế giới, có một chỗ đứng vững trãi trên đấu trường quốc tế về sức sáng tạo và đam mê nghệ thuật. Thu hút vốn đầu tư tức là tạo điều kiện thuận lợi hơn cho viecj phát triển kinh tế nước nhà. Do đó, QLNN rất chú trọng vào sự phát triển cũng như các chương trình đào tạo về ngành nghề đang “hot” - ngành Mỹ thuật.

1.3.3. Pháp luật

Đối với sự phát triển không ngừng của ngành Mỹ thuật, pháp luật Việt nam đang dần hoàn hiện cơ chế và thể chế pháp luật sao cho phù hợp với ngành nghề này. Ví dụ như : quyền tác giả, quyền tổ chức, những văn bản, nghị định quy định đối với những cá nhân, tập thể tham gia vào ngành mỹ thuật… Một ngành nghề liên quan tới “chất xám” sẽ được bảo về tối đa để có thể đảm bảo sức sáng tạo và sự đam mê nghệ thuật của mỗi con người.

1.3.4. Văn hóa – Xã hội

Thừa hưởng nền văn minh - văn hóa ngàn năm cổ đại, những bản sắc mà không bất cứ dân tộc nào trên thế giới có được, Đảng và Nhà nước đã xây dựng những chương trình quản lí đối với việc tiếp nối dòng văn hóa cội nguồn và đưa ra các chương trình đào tạo trong sự quản lý nhất định của Nhà nước để vừa có thể phát triền ngành mỹ thuật, phát triển văn hóa xã hội đang trong giai đoạn chịu nhiều ảnh hưởng từ những nền văn hóa khác, mà vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc, bản sắc riêng của đất nước. Du nhập văn hóa phương tây, kết hợp văn hóa phương đông trong sự quản lý dựa trên đưòng lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước để phù hợp với nhu cầu văn hóa – xã hội ngày phát triển, văn minh và mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác với nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)