Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về đàotạo mỹ thuật trong các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 36)

trƣờng đại học trên thế giới

Trên thế giới, các trường đại học đào tạo chuyên ngành về năng khiếu, nghệ thuật có những cái nhìn khác nhau về QLNN.

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển giáo dục Hoa Kỳ (Mỹ)

Giáo dục đại học ở Hoa Kỳ có đặc điểm là, vận hành theo nguyên tắc tự trị rộng lớn của các trường đại học. Hiến pháp Mỹ quy định, trách nhiệm quản lý giáo dục không thuộc về Chính phủ liên bang mà thuộc về mỗi bang. Chính quyền bang cũng chỉ quản lý giáo dục bậc cao một phần, bằng việc đầu tư một khoản kinh phí và cử một người đại diện tham gia Hội đồng quản trị của các trường đại học công. Các trường này gần như có toàn quyền quyết định mọi việc của mình, bao gồm cả thuê mướn, tuyển dụng, sa thải giảng viên, nhân viên v.v... Riêng các trường tư nhân (chiếm gần một nửa trong số 3.500 trường đại học, cao đẳng ở Hoa Kỳ), quyền tự trị của họ còn lớn hơn nhiều.

Nguyên tắc tự trị quản lý giáo dục đại học Hoa Kỳ trong cơ chế thị trường tất yếu nảy sinh nguyên tắc tự do cạnh tranh giữa các trường đại học. Ưu điểm của nó là tạo ra một nền giáo dục bậc cao đại chúng gắn bó chặt chẽ và bền vững với cộng đồng địa phương, có quan hệ mật thiết với nền kinh tế, bám sát nhu cầu của thị trường lao động. Nguyên tắc cạnh tranh giáo dục cũng buộc các trường đại học phải không ngừng đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, thu hút và khuyến khích những giảng viên giỏi làm việc cho trường, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.

Ngoài bộ phận giáo viên cơ hữu, các trường đại học còn mời các chuyên gia thỉnh giảng có danh tiếng ở trong và ngoài nước, đặc biệt là những người đang hoạt động thực tế (kinh doanh, kỹ thuật, quản lý...) tham gia giảng dạy. Các phòng thí nghiệm, trung tâm và công ty thuộc trường đại học cũng tham gia vào công tác nghiên cứu khoa học. Nhiều giáo sư ở các trường đại học cũng là những nhà kinh tế chủ chốt của các ngân hàng, công ty lớn và là cố vấn chính phủ.

Ở Mỹ, vai trò của QLNN rất mờ nhạt, họ không tổ chức thành một hệ thống mà mỗi cơ sở, mỗi trường đào tạo đều có quyền tổ chức việc đào tạo theo sáng kiến riêng, không có và không bắt buộc phải theo những quy định,

thể lệ chung. Bằng việc nghiên cứ một số nét đặc trưng của nền giáo dục Hoa kỳ, luận văn đã rút được ra bài học kinh nghiệm lớn nhất :” Hoa kỳ đã chọn thời điểm thích hợp để mở rộng quy mô phát triển giáo dục đại học. Chỉ khi đã phổ cập giáo dục cơ bản, phát triển giáo dục trung học và dạy nghề, nước Mỹ mới mở rộng quy mô đại học một cách mạnh mẽ”. Bên cạnh đó, tính nhân văn sâu sắc và sự bình đẳng trong nền giáo dục Hoa kỳ là một trong những thành tựu mà chúng ta có thể học hỏi .

1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Liên Bang Nga.

Mô hình này trái ngược hoàn toàn với mô hình của Hoa Kỳ. Nguyên tắc tập trung hóa và thống nhất về chính trị chi phối toàn bộ hoạt động và quản lý, quy mô và nội dung chất lượng đào tạo của các trường đại học trong một hệ thống. Hoạt động của tất cả các trường đại học hầu như nhờ nguồn kinh phí của nhà nước cấp. Các trường đại học được tự soạn giáo trình và chọn phương pháp giảng dạy, song phải theo chương trình và kế hoạch học tập của Bộ Đại học. Ưu điểm của mô hình này là Nhà nước có thể quản lý chặt chẽ và toàn diện giáo dục bậc đại học, tạo ra nền giáo dục đại học có tính đại chúng cao. Song, mặt kém của mô hình này là thiếu sự năng động và kém thích ứng trước sự biến đổi của môi trường kinh tế-xã hội quốc gia và quốc tế. Một số kinh nghiệm vô cùng quý giá mà Việt Nam chúng ta có thể học tập trong quá trình đổi mới nền giáo dục nước nhà. Điều quan trọng là trong quá trình đổi mới nền giáo dục phải kế thừa và phát huy truyền thống của hệ thống giáo dục trước đó. Đồng thời phải khắc phục, sửa đổi những khiếm khuyết của nền giáo dục cũ, tiếp nhận các xu thế của giáo dục quốc tế hiện nay. Nhất là, phải thực hiện dân chủ hoá trong giáo dục - đào tạo; đẩy mạnh việc phân cấp quản lý hành chính trong nền giáo dục của nước mình.

1.4.3 Kinh nghiệm cải cách giáo dục ở nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) Hoa (Trung Quốc)

Trên cơ sở nghiên cứu những diễn biến cụ thể của quá trình cải cách và phát triển về nền giáo dục của Trung quốc,có thể rút ra một số bài học chủ yếu đó là, các chính sách về giáo dục ở Trung Quốc đã kết hợp giữa phát triển với ổn định, giữa cải cách với điều chỉnh cơ cấu, giữa cải cách thành thị với cải cách nông thôn; phải chú trọng mối quan hệ giữa hiệu suất và công bằng trong giáo dục; giáo dục phải hướng về hiện đại hoá, hướng ra thế giới và hướng tới tương lai. Bài học lớn nhất là muốn cải cách không còn con đường nào khác ngoài con đường học hỏi, kế thừa tiến bộ khoa học công nghệ của Phương Tây (chủ yếu là Mỹ).

1.4.4. Kinh nghiệm phát triển giáo dục của Hàn Quốc trong những năm

đầu thế kỷ XXI

Trong khoảng bốn thập niên trở lại đây, giáo dục Hàn Quốc phát triển mạnh và là lực lượng hàng đầu của sự phát triển quốc gia. Để chuẩn bị cho thế kỷ XXI, Hàn Quốc đã xác lập các mục tiêu cho giáo dục là: nhân đạo, sự trong sạch, công nghệ thông tin, phúc lợi con người và tinh thần cởi mở. Giáo dục giúp cho mỗi trẻ em trở thành một con người tự lập với tinh thần độc lập, một con người sáng tạo độc đáo và một con người đạo đức và tinh thần dân chủ

1.4.5. Kinh nghiệm đổi mới giáo dục ở SINGAPORE

Trong các cuộc cải cách giáo dục của Singapore, điều đáng ghi nhận nhất là sự tiến hành đồng bộ, toàn diện, trên mọi lĩnh vực của hệ thống từ nhà trẻ đến trường cao đẳng và đại học. Những cải cách về giáo dục của Singapore đã mở ra cơ hội và phương thức để đáp ứng những thách thức và đe doạ trong tiến trình toàn cầu hoá. Mục tiêu của cải cách về giáo dục đã giúp đất nước này vượt qua thách thức về kinh tế, trở thành một nước phát triển với thu nhập bình quân của người dân rất cao. Bài học lớn nhất rút ra từ

cải cách giáo dục của Singapore là: mỗi nước phải tự xây dựng mô hình giáo dục của riêng nước đó. Còn đối với Singapore, đó là sự kết hợp điểm mạnh của cả mô hình giáo dục phương Đông và phương Tây.

1.4.6. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước tại các trường đại học chuyên

ngành ở Đức

Mô hình giáo dục đại học Đức do Uyn-hem Vôn Hăm-bôn sáng lập từ thế kỷ XIX với mục đích xây dựng những trung tâm nghiên cứu đại học hiện đại để “đẩy lùi những biên giới của kiến thức”. Mô hình này không coi trọng sự can thiệp của chính trị và quyền lực nhà nước đối với giáo dục đại học. Nó đảm bảo tính độc lập, tự quyết của các trường đại học và quyền tự do của các thành viên được theo đuổi việc nghiên cứu mà không có sự can thiệp của chính quyền. Chính phủ liên bang và các bang chỉ có quyền hạn quản lý một phần công việc của các trường đại học, thông qua việc cấp phát tài chính và qua Hội đồng đại học để bàn bạc đánh giá công việc của các trường. Các trường đại học ở Đức có toàn quyền tuyển dụng, trả lương và thưởng - phạt nhân sự của mình.

1.4.7. Mô hình quản lý nhà nước đối với giáo dục tại Anh

Mô hình giáo dục đại học ở xứ sở sương mù được nêu lên như một tấm gương sáng về một hệ thống giáo dục bậc cao được hưởng sự tự trị về thể chế rất rộng rãi. Nhà nước chỉ quản lý các trường đại học thông qua việc cấp phát tài chính. Các trường đại học ở đây hoàn toàn có quyền sử dụng kinh phí đã được cấp mà không có sự can thiệp hay kiểm tra của nhà nước.Sinh viên ở đây bắt buộc phải ở trong ký túc xá, hợp thành một cộng đồng sinh hoạt và học tập dưới sự quản lý của nhà trường. Tuy nhiên, hạn chế của giáo dục đại học ở Anh so với các nước khác chi phí trung bình 15000 USD một năm đối với một sinh viên là quá cao, chỉ có những gia đình khá giả mới có khả năng chi trả khoản tiền khổng lồ này. Hiện nay, có thể thấy rằng, giáo dục đại học ở Anh dường như chỉ mở cửa đối với tầng lớp giàu có ở trong và ngoài nước.

1.4.8. Quản lý nhà nước trong giáo dục tại Pháp

Giáo dục đại học Pháp do Na-pô-lê-ông khởi xướng, là một trong những ví dụ cổ xưa nhất về việc Nhà nước sử dụng đại học như một công cụ hiện đại hóa xã hội. Các trường đại học ở Pháp có quyền chủ động xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học. Năm 1968, Pháp tiến hành cải cách giáo dục, quyền tự trị của các trường đại học được mở rộng thêm về lĩnh vực tài chính, nhân sự.... Mô hình giáo dục đại học Pháp được hình thành trong cơ chế thị trường, do đó có thể khuyến khích sự cạnh tranh về nhân lực và chất lượng giữa các trường đại học.

Giáo dục đại học Pháp được chia thành hai hệ: đào tạo tổng quát và đào tạo nghề nghiệp. Hai hệ này không tách rời nhau: giữa hai hệ thường có cầu nối để sinh viên có thể chuyển từ hệ này sang hệ kia.

Qua một số trường đại học, chúng ta có thể thấy rằng sự QLNN đối với các trường đào tạo chuyên ngành rất được quan tâm và đầu tư không ít.Thực hiện dưới sự QLNN theo chủ trương và đường lối đề ra của Đảng và Nhà nước, các trường đào tạo ngành mỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà nội đã có những bước tiến quan trọng và ngày càng phát triển. Đưa nền văn hóa các nước bạn du nhập với văn hóa vốn có của đất nước để có cái nhìn và tầm nhìn mới hơn, rộng hơn, kích thích tính sáng tạo, đổi mới và thổi bùng ngọn lửa đam mê văn hóa nghệ thuật của giới trẻ trong nước. Ngọn lửa nghệ thuật đang bùng cháy sức trẻ và đang trên giai đoạn thúc đẩy phát triển nghệ thuật, phát triển kinh tế - xã hội nước nhà. QLNN đã xây dựng được những chương trình đào tạo, giám sát và đánh giá kết quả đào tạo, đạt hiệu quả nhất định. Vừa có những chương trình riêng phù hợp với mỗi trường đào tạo, vừa có những cơ chế để khuyến khích, khen thưởng những thành tích cao trong công tác đào tạo nguồn nhân lực về mỹ thuật; QLNN đang hoàn thiện thêm để có được một hệ thống quản lý khoa học hơn, hiệu quả hơn trong tương lai.

Tóm lại, qua những nghiên cứu và tham khảo các chương trình học tập và quản lý đào tạo tại một số nước phát triển, chúng ta đã rút ra được những bài học lớn về cách thức quản lý cho ngành mỹ thuật. Thừa hưởng và kế thừa những nét văn hóa truyền thống từ xa xưa, kết hợp với sự thay đổi liên tục xã hội theo phương hướng xã hội hóa, hiện đại hóa để phù hợp với nhu cầu xã hội ngày càng nâng cao về việc thưởng thức cái đẹp và hưởng thụ vật chất hiện đại. Qua đó chúng ta cũng rút ra được những cách thức và yêu cầu mà ngành nghề đặc trưng này đặt ra về : tài chính, tài lực và vật lực. Sự đầu tư và chuẩn bị kĩ lượng trang thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ cho ngành nghề này cũng cần được quan tâm sát sao. Bên cạnh đó việc bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống hành lang pháp luật cho ngành này cũng cần được theo sát để đáp ứng kịp thời cho những hoạt động và tổ chức ngành này diễn ra thuận lợi. QLNN cần liên tục tìm hiểu và cân đối lại chính sách quản lý để có thể giúp việc đào tạo ngành nghề này được chú trọng vì nó cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của nước nhà.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH MỸ THUẬT TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN

ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI 2.1. Khái quát chung

Hà nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều Việt trước đây. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà nội đã sớm trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.

Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, thuận tiện cho giao thông và trao đổi kinh tế; văn hóa với các tỉnh thành trong vùng và cả nước. Hà Nội cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông của cả nước.

Là trái tim của đất nước, Hà nội hội tụ các cơ quan lãnh đạo của TW Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể xã hội. Thủ đô Hà nội cũng là nơi diễn ra các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, mà từ đó đưa ra các nghị quyết, đường lối, sách lược đối nội và đối ngoại cho từng giai đoạn xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Cho tới năm 2017, Hà nội bước vào thời kì tăng trưởng kinh tế cao nhất 6 năm qua, tu vẫn có chút biến động nhưng vẫn có những thắng lợi nhất định trên mặt trận kinh tế.

Hà nội là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về xây dựng nếp sống văn minh và văn hóa.

Hai thập niên gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, rất nhiều cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại… mọc lên mang lại cho thành phố dáng vẻ hiện đại phù hợp với sự phát triển ngày đi lên hiện nay.

So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành

phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống...

Thành phố Hà nội hiện tại có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhất trên cả nước, thêm vào đó, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao. Vị trí đắc đại, “thiên thời - địa lợi - nhân hòa”, Hà nội là nơi hội tụ và được xây dựng nhiều các trường đại học, cao đẳng cũng như thu hút mọi người tới sinh sống và làm việc và học tập.

Hà nội cũng là nơi có đủ điều kiện nhất để có thể giải phóng sức sáng tạo, tính nghệ thuật và niềm đam mê trong mỗi con người. Ở nơi đây, họ có được nền tảng lịch sử văn hóa, có được sự QLNN được tổ chức thành hệ thống để yên tâm hoạt động sáng tạo nghệ thuật và phát triển nền mỹ thuật nước nhà.

Ý nghĩa sâu xa hơn của ngành mỹ thuật : Mỹ thuật ứng dụng phát triển mạnh mẽ và nhanh chưa từng thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây cũng là nghệ thuật của sự kết hợp giữa cái thực dụng và cái đẹp, giữa cái lâu bền và cái thẩm mỹ. Mỹ thuật ứng dụng là cái tổng hoá của nhiều ngành: khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất và kỹ thuật. Giá trị thẩm mỹ của nó không chỉ làm đẹp cho cuộc sống mà làm đẹp cho cả thế giới vật chất do con người tạo ra. Thời kỳ hội nhập, mỹ thuật ứng dụng đang thâm nhập vào tất cả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)