Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đàotạo ngành Mỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

2.1.4 .Đại học Xây dựng Hà nội

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đàotạo ngành mỹ thuật trên địa

2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đàotạo ngành Mỹ thuật

Từ năm 1955 tới nay, bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng đã trải qua năm lần tách, nhập, thành lập mới: từ Vụ Đại học thuộc Bộ Giáo dục (năm 1955), Bộ Đại

nghề và Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp để thành Bộ Giáo dục và Đào tạo (1990). Riêng cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng liên tục tách, nhập, thành lập mới các Cục, Vụ, Viện. Giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các

bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương đã có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng hơn theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010.

Tuy nhiên, chất lượng của bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học và chất lượng của cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, hạn chế: bộ máy thiếu tính ổn định; đội ngũ cán bộ chuyên trách về giáo dục đại học còn quá mỏng, không tương xứng với khối lượng công việc được giao; vai trò đầu tàu của giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân bị lu mờ, không dẫn dắt được sự phát triển của toàn hệ thống.

Riêng đối với ngành mỹ thuật, Bộ máy QLNN chuyên trách mang tính ổn định tuy nhiên đội ngũ cán bộ quản lý về ngành còn chưa đủ khả năng cũng như điều kiện để giải quyết khối lượng công việc, bên cạnh đó, việc sinh viên thi tuyển vào các trường đào tạo ngành mỹ thuật ngày càng đông; do vậy mà việc quản lý công tác học tập trong trường và quản lý việc đảm bảo đầu ra cho sinh viên cũng chưa thực sự kiện toàn.

QLNN về thực hiện pháp luật với đào tạo ngành mỹ thuật: Trong những năm qua, bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật cùng với các cơ sở giáo dục đại học đã tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật giáo dục đại học trên các lĩnh vực: thành lập trường theo chủ trương xã hội hóa giáo dục; đã chú ý tới cơ cấu vùng miền và các đối tượng chính sách xã hội; mở rộng nhanh quy mô đào tạo, tăng dần mức đầu tư từ ngân sách; huy động nhiều nguồn đầu tư; bước đầu thực hiện phân cấp, giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào ngành mỹ thuật; tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; mở rộng hợp tác quốc tế; đổi mới chương trình, quy trình, phương pháp đào tạo; triển khai kiểm định chất lượng giáo dục…

Tuy nhiên, cũng bộc lộ nhiều bất cập, yếu kém như: quy hoạch phát triển giáo dục đại học thiếu cụ thể và thiếu tính khả thi, tập trung quá nhiều trường ở các thành phố lớn; việc cho phép thành lập trường còn dễ dãi; phân

bổ ngân sách còn dàn trải, thiếu tính cạnh tranh; chưa có giải pháp và cơ chế phù hợp để việc đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, thị trường lao động; chưa có đổi mới căn bản về chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo; chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về việc giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học…

QLNN với công tác giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật : Căn cứ Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ và Quyết định số 14/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 25/4/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thanh tra giáo dục đã kiện toàn bộ máy từ Bộ đến địa phương ở các trường; đã kiểm tra và xử lý nhiều hành vi vi phạm, các hành vi làm giả hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ, thi hộ, thi kèm…Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra, giám sát chưa bao quát hết nội dung quản lý đào tạo ngành mỹ thuật, chưa có chiến lược tổng thể mà chủ yếu xử lý các vụ việc do dư luận phản ánh; chế tài xử lý quá nhẹ, không có tác dụng ngăn chặn, răn đe; chưa kịp thời phát hiện các sai sót, khiếm khuyết của các quy định pháp luật giáo dục đại học để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

Chính sách khen thưởng, phê phạt: Trong quá trình đào tạo QLNN đã có những tích cực về cơ cấu chính sách để khen thưởng, khuyến khích những người có thành tích cao trong quá trình đào tạo; Tạo điều kiện tốt nhất để phát huy hết khả năng sáng tạo trong đam mê nghệ thuật, đồng thời cũng có những chương trinh thị trường hóa mỹ thuật, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, cũng vẫn còn những hạn chế về việc : gian lận trong thi cử, thực hiện luận văn, đồ án mà không phải do chính mình tự làm ra, thi hộ, thuê làm bài tập...các vấn đề này QLNN cũng chưa thực sự có thể bao quát hết được. Do đó, việc phê phạt chỉ diễn ra ở cấp độ quản lý bên trên, đi sâu xuống trong quá trình đào tạo và thực hiện đào tạo vẫn chưa có phương pháp giải quyết cụ thể, cứng rắn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)