2.1.4 .Đại học Xây dựng Hà nội
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nƣớc về đàotạo ngành mỹ
2.3.1. Kết quả đạt được
- Chưa bao giờ công tác QLNN, công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong ngày mỹ thuật lại trở nên cần thiết cà cấp bác như hiện nay, khi mà lực lượng, đối tượng hoạt động trong lĩnh vực này phát triển mạnh. Các hình thức hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú, sự tác động, quan tâm tới đời sống xã hội ngày một nhiều, do đó cũng đặt ra những vấn đề cần có giải pháp hiệu quả trong công tác quản lý. Do đó, từ những tình hình chung trong công tác đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà nội và các hoạt động thuộc ngành mỹ thuật mà công tác QLNN cũng có một số thành tựu đạt được như :
- Xây dựng Nghị định Mỹ thuật: Việc xây dựng Nghị định về hoạt động mỹ thuật là một cố gắng lớn để đáp ứng đòi hỏi của công tác quản lý nhà nước. Đây là Nghị định được xây dựng khi chưa có luật hay pháp lệnh mỹ thuật. Quá trình xây dựng Nghị định đã được tiến hành tích cực. Đến nay Nghị định đã hoàn thành và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong thời gian tới. Đây sẽ là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất của ngành Mỹ thuật từ trước đến nay, bao hàm các nội dung quản lý từ sáng tác, triển lãm, thẩm định, mua bán, sao chép tác phẩm mỹ thuật, xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng, bảo quản, tu sửa, hạ giải công trình, tổ chức trại sáng tác điêu khắcv.v… Nhiều nội dung mới và cụ thể đã được đưa vào Nghị định như các nội dung về chính sách của nhà nước đối với hoạt động mỹ thuật; kinh phí cho các công trình công cộng, thẩm định, đấu giá, bảo quản… các công trình mỹ thuật v.v…
- Cùng với việc xây dựng Nghị định về hoạt động Mỹ thuật là dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định đã được tiến hành nhằm cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện các vấn đề trong Nghị định.
- Quy hoạch phát triển ngành: Việc Quy hoạch phát triển ngành Mỹ thuật đến năm 2020 tầm nhìn 2030 cũng đang được tiến hành. Đây là Quy hoạch có tầm chiến lược để định hướng phát triển ngành mỹ thuật từ nay đến 2020 và tiếp theo đến 2030. Nhiều vấn đề cấp thiết và lâu dài cho sự phát triển của ngành Mỹ thuật sẽ được đưa vào Quy hoạch để trình Chính phủ trong năm 2017.
- Công tác giấy phép và hoạt động Mỹ thuật : công tác này đã được thực hiện khá tốt và đã tạo được nề nếp nhất định. Việc tiếp nhận hồ sơ xin phép, thụ lý hồ sơ và cấp giấy phép đã được tiến hành đúng quy trình quy định; đảm bảo sự nghiêm túc trong nội dung tư tưởng của các triển lãm theo đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Các triển lãm về nghệ thuật đương đại như sắp đặt, trình diễn, video art, graffiti…, ảnh nude cũng là những vấn đề cần có cách nhìn nhận, đánh giá và giải pháp phù hợp của cơ quan quản lý trong việc cấp giấy phép, vấn đề này đòi hỏi cần có cán bộ quản lý có chuyên môn, nghiệp vụ, có nhận thức chính trị đúng đắn và có quan niệm phù hợp với sự phát triển của văn học nghệ thuật hiện nay trong xu thế hội nhập quốc tế. Việc Bộ VHTTDL có chủ trương thành lập phòng văn học nghệ thuật ở các Sở VHTTDL các địa phương là chủ trương đúng đắn cần sớm được triển khai, phù hợp với đòi hỏi thực tế của công tác quản lý và sự phát triển của văn học nghệ thuật trong đời sống, thiết thực triển khai thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về xây dựng văn học nghệ thuật trong tình hình mới.
- Công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động Mỹ thuật.
- Các cơ quan nhà nước đã ban hành được nhiều văn bản quy phạm pháp luật với phạm vi điều chỉnh bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động đào tạo ngành mỹ thuật.
- Nhiều quy phạm pháp luật đã được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
- Một số văn bản đã điều chỉnh đúng các vấn đề có tính bức thiết.
-
- QLNN đã có sự quan tâm, điều phối hơn tới hoạt động nghệ thuật và có những chính sách bổ sung để đảm bảo quyền lợi của ngành nghề đặc biệt này. Các hoạt động sự nghiệp của ngành mỹ thuật được mở rộng giao lưu, hợp tác, tăng cường quan hệ quốc tế cùng trao đổi cùng học hỏi và cùng phát triển kinh tế.
- QLNN đã đưa ra những chính sách, chỉ thị để thu hút và khuyến khích sự tham gia hoạt động nghệ thuật với các cơ quan, ban ngành có liên quan tới lĩnh vực mỹ thuật. Thu hút sự quan tâm của các ban ngành để quả trình thực hiện việc đào tạo ngành mỹ thuật thuận lợi và nâng cao hơn, đưa ra các yêu cầu khắt khe và hỗ trợ triệt để để ngành nghề này phát triển.