2.1.4 .Đại học Xây dựng Hà nội
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao quản lý nhà nƣớc về đàotạo ngành
3.2.1. Quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng
Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng
mong muốn cần phải quan tâm đúng đắn các yếu tố này hay nói cách khác một trường đại học cần phải quản lý chất lượng (QLCL) của đơn vị.
Quản lý chất lượng: Là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả các phương pháp hoặc quy trình nhằm kiểm tra đánh giá xem các sản phẩm có đảm bảo các thông số chất lượng theo yêu cầu, mục đích đã định sẵn không. Đồng thời, quản lý chất lượng là trách nhiệm của mọi thành viên trong tổ chức, song trước hết phải được cấp lãnh đạo cao nhất nhận thức đầy đủ và triển khai đồng bộ.
Quản lý chất lượng đòi hỏi sự cam kết cải tiến liên tục, tựu trung bao gồm 3 hoạt động: Xác lập các mục tiêu và chuẩn mực; đánh giá thực trạng đối chiếu với chuẩn; cải tiến thực trạng theo chuẩn. Ba hoạt động này được tiến hành đồng thời, liên tục đúng là hoạt động quản lý chất lượng.
Hệ thống quản lý chất lượng: Là một chỉnh thể bao gồm các yếu tố có quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau duy trì và nâng cao chất lượng mà các thành viên của nhà trường (nhà quản lý) giảng viên, sinh viên, tự giác sử dụng để duy trì và nâng cao chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và xã hội.
Hệ thống quản lý chất lượng đại học bao gồm các thành tố: Danh mục các lĩnh vực cần quản lý; các thủ tục và quy trình quản lý tương ứng; các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cho mỗi quy tắc.
Sự cần thiết xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ở trường đại học:
Trước hết áp dụng quản lý chất lượng là quản lý theo chuẩn. Đối với giáo dục Đại học Việt Nam điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi lẽ đến nay nhiều trường đại học chưa công bố đến chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo hoặc chuẩn mực đó chưa đáp ứng được các chỉ số cơ bản chuẩn đào tạo của nhà trường. Chính vì vậy hầu hết các trường đại học nhìn nhận khá mơ hồ về chất lượng đào tạo của mình. Bên cạnh đó sinh viên không có cơ sở đối sánh để biết được năng lực bản thân sau khi hoàn thành khóa học/ môn học.