Đối với sinh viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 86 - 94)

2.1.4 .Đại học Xây dựng Hà nội

3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao quản lý nhà nƣớc về đàotạo ngành

3.2.6. Đối với sinh viên

Công tác học sinh sinh viên được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở các trường đại học hiện nay. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đang trở thành vấn đề cấp bách. Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức quản lý giáo dục đặc biệt quan tâm tới công tác học sinh sinh viên (HSSV), hàng loạt những quy định, quy chế trong công tác HSSV được sửa đổi và ban hành nhằm nâng cao chất lượng quản lý, giáo dục HSSV đáp ứng yêu cầu của việc cung cấp nguồn nhân lực trong thời kỳ mới.

Sau khi có quyết định của Chính phủ, các trường đã chủ động kiện toàn bộ máy phụ trách công tác HSSV theo hướng tập trung vào một đầu mối trên cơ sở sát nhập các bộ phận làm công tác chính trị, công tác sinh viên thành phòng Công tác chính trị - sinh viên, phòng Quản lý sinh viên hoặc phòng Công tác HSSV. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành hàng loạt các văn bản qui định và hướng dẫn công tác HSSV làm căn cứ pháp lý cho các trường tổ chức quản lý và triển khai công tác HSSV một cách thống nhất và có hiệu quả như: Quy chế học sinh, sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ- BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

cho học sinh, sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (kèm theo Quyết định số 50/2007/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Quychế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (kèm theo Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) và rất nhiều các quy định, hướng dẫn về chế độ miễn giảm học phí, trợ cấp ưu đãi, vay vốn tín dụng...

Theo thống kê của Bộ Giáo dục & Đào tạo tỷ lệ chênh lệch giữa sinh viên có việc làm ngay khi tốt nghiệp và sau 2, 3 năm là khá lớn lý do là tâm lý e ngại sinh viên chưa đáp ứng được ngay công việc được phân công. Trước tiên, sinh viên cần nhận thức được rõ vai trò của mình trong quá trình đào tạo và trong thời gian đầu khi tham gia giảng dạy:

-Để có hiệu quả trong học tập sinh viên cần xác định rõ mục tiêu học tập, có thái độ học tập đúng đắn, tích cực.

-Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm và các kỹ năng mềm khác như: làm việc trong môi trường hiện đại như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng sáng tạo...

-Nâng cao kiến thức chuyên ngành, chú trọng kiến thức nền tảng làm cơ sở để nhanh chóng tiếp thu những kiến thức do thực tiễn đòi hỏi.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, các chuẩn chương trình đào tạo được các trường đại học xây dưng bên cạnh việc dựa trên mục tiêu, yêu cầu của nhà trường và ngành học, cần lưu ý đến nhu cầu xã hội và tiến đến để đạt chuẩn mực của khu vực và thế giới. Hơn nữa quản lý theo chuẩn sẽ khắc phục được hạn chế cố hữu của mô hình quản lý hành chính theo chế độ chỉ huy, bao cấp.

Việc thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng có thể giảm một số những hoạt động kiểm soát chất lượng như thanh tra, theo dõi… bởi vì hệ thống quản lý chất lượng đã là giảm hay ngăn ngừa được những nguyên nhân của sự tạo ra các lỗi trong quá trình đào tạo. Đồng thời nó đảm bảo và tạo dựng lòng tin với cộng đồng về tình trạng “không mắc lỗi” của sản phẩm quá trình đào tạo.

Có thể nói rằng: Giáo dục - đào tạo nói chung, quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo nói riêng là một trong những vấn đề bức xúc nhất, được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm, lo lắng hơn cả. Bởi lẽ, đối với đất nước ta, cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu. Trong khi đó, nhìn vào thực tế hiện nay, nền giáo dục nước ta còn thấp kém, lạc hậu và có sự chênh lệch khá lớn so với giáo dục của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay chưa theo kịp, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn đất nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Bên cạnh những thành tựu mà nền giáo dục nước ta đã đạt được trong những năm gần đây như: Có một hệ thống giáo dục tương đối hoàn chỉnh, thống nhất, hình thành đầy đủ các cấp học và bậc học; Quy mô giáo dục tăng nhanh ở các vùng, ngành học và các cấp học; chất lượng giáo dục - đào tạo, công bằng xã hội trong giáo dục cũng đã được cải thiện một cách đáng kể;

công tác xã hội hóa giáo dục - đào tạo đã và đang phát huy tác dụng góp phần làm cho sự nghiệp giáo thực sự trở thành sự nghiệp của toàn dân. Thì hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với những bất cập, mâu thuẫn mà không phải một sớm một chiều có thể giải quyết được.

Điều này được thể hiện trên các bình diện khác nhau từ nền giáo dục nói chung cho đến quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo nói riêng. Đó là, mâu thuẫn giữa việc tăng quy mô giáo dục với chất lượng và hiệu quả đào tạo; bất cập về số lượng và chất lượng học sinh, sinh viên được đào tạo ởcác bậc, các hệ, các loại hình đào tạo; bất cập về cơ cấu giáo dục - đào tạo ở các vùng, miền; bất cập giữa trình độ dân trí và nhu cầu đòi hỏi của nguồn nhân lực tham gia và quá trình sản xuất xã hội phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát trển đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ trước đến nay, chất lượng đào tạo và vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo luôn được các trường đại học ở Việt Nam coi trọng. Điều này thể hiện rõ rệt trong xác định mục tiêu đào tạo, xây dựng chương, trình kế hoạch đào tạo… Hơn nữa chất lượng đào tạo luôn được đề cập trong các nghị quyết của Đảng ủy, phương hướng, kế hoạch công tác nhà trường. Có thể với các trường đại học luôn quan tâm đến chất lượng và vấn đề đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo.

Nhu cầu về ngành nghề mới thuộc lĩnh vực mỹ thuật đang được nhà trường tiếp tục quan tâm, nhà trường đã tuyển sinh và đang đào tạo các ngành: Thiết kế thời trang và Thiết kế đồ họa. Hai ngành này đã thu hút được nhiều sinh viên tham gia học tập khẳng định bước đầu đáp ứng nhu cầu xã hội.

Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin tác động tới mọi mặt đời sống xã hội. Một số ngành nghề mới do sự tích hợp giữa công nghệ thông tin và mỹ thuật như: Công nghiệp giải trí, quảng cáo, thương mại điện tử chiếm lĩnh thị trường lớn trong nền kinh tế. Nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực này còn rất khan hiếm. Đã có một số cơ sở đào tạo ngành mỹ thuật đa

phương tiện, nhưng các cơ sở này chủ yếu là đào tạo thiên về kỹ năng kỹ sư tin học, thiếu phần đào tạo kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực mỹ thuật. Đây là một trong những hướng mà trường cần chuẩn bị những bước cần thiết để mở mã ngành mới.

Mỹ thuật là một lĩnh vực rộng lớn gồm nhiều ngành nghề phục vụ nhu cầu đa dạng của xã hội. Để đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng của những ngành đang đào tạo: SP Mỹ thuật, Thiết kế Thời trang, Thiết kế Đồ họa tiến tới đào tạo Hội họa cần phối hợp tốt 3 nhà: nhà nước, nhà trường, nhà tuyển dụng (Các cơ sở giáo dục) trong đó sinh viên đóng vai trò trung tâm quyết định chất lượng. Nhà trường cần tiếp tục khảo sát về các ngành nghề thuộc lĩnh vực mỹ thuật để mở các mã ngành mới đáp ứng nhu cầu xã hội. Những ngành mỹ thuật này nói riêng hay còn gọi là mỹ thuật ứng dụng nói chung đang phát triển nhanh và mạnh mẽ chưa từng thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Tóm lại, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường đại học Việt Nam là nỗ lực nâng cao chất lượng dạy học, tiến gần đến chuẩn chất lượng giáo dục đại học các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ trên, các trường đại học phải không ngừng mở rộng quy mô đào tạo mà còn cần thiết chú trọng nâng cao chất lượng, hệ quả đào tạo trong đó quản lý chất lượng đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng yếu. Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ở các trường đại học hiện nay có tính bức thiết và là giải pháp thiết thực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học. Quản lý đào tạo (QLĐT) là một chức năng quan trọng trong các trường đại học, giúp tham mưu cho hiệu trưởng khi xây dựng chiến lược phát triển đào tạo của nhà trường; tổ chức đào tạo, triển khai thực hiện công tác tuyển sinh;công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Đây có thể coi là “xương sống” trong hoạt động giáo dục, là nền tảng của sự phát triển nhà trường.

Đặc biệt, với ngành mỹ thuật, một ngành đang đi lên và được xã hội hóa trong thời đại ngày nay thì vấn đề xây dựng hệ thống quản lý nhà nước từ các chương trình đào tạo học tập, bên cạnh đó là hệ thống pháp luật để hỗ trợ cho ngành nghề này được phát triển tối đa cũng đang được Nhà nước quan tâm hơn. Đây cũng là ngành nghề góp phần rất lớn vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước; góp phần làm đẹp và hiện đại hóa xã hội theo nhu cầu ngày càng lên cao của xã hội cũng như cả vật chất và tinh thàn hưởng thụ thẩm mỹ cao đang đề ra.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục - Đào tạo thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX - Nxb GD

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Một số vấn đề đổi mới giáo dục (Đề cương trình bày tại Hội nghị hướng dẫn triển khai chương trình bồi dưỡng chu kỳ 1998 - 2000), 1995.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chiến lược phát triển giáo dục từ 1998 – 2020, Hà Nội 1999.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Tài liệu bổ sung về tình hình giáo dục, Hà Nội 10/2004

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự thảo báo cáo về tình hình giáo dục (Tài liệu dành cho cuộc họp Ban chỉ đạo xây dựng báo cáo tình hình giáo dục), Hà Nội 7/2004

6. Bộ giáo dục và Đào tạo - Quyết định số 31/1998/QĐ ngày 20 tháng 5 năm 1998 và Quyết định số 36/2003/QĐ ngày 01 tháng 8 năm 2003 về việc ban hành Qui chế thực hành, thực tập áp dụng cho các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo giáo viên.

7. Chỉ thị số 40 - CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban bí thư về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

8. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001- 2010, Nxb GD

9. Chỉ thị 18/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống giáo dục quốc dân. 10.Đảng Cộng sản việt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX

- Nxb CTQG, Hà Nội 2001.

11.Đảng cộng sản Việt Nam - Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII - Nxb CTQG, Hà Nội 1997.

13.Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Quản lý giáo dục Quản lý nhà

trường - Bài giảng cho học viên cao học QLGD.

14.Đặng Quốc Bảo - Quản lý giáo dục một số khái niệm và luận đề -Trường cán bộ quản lý giáo dục TW, 1995.

15. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Cơ sở khoa học quản lý, Hà Nội 1996 - Giáo trình dùng cho học viên cao học QLGD (Bổ sung và sửa chữa 1998 - 2000- 2002).

16.Nguyễn Quốc Chí - Những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục - Giáo trình dùng cho học viên cao học QLGD, Hà Nội 2003.

17.Nguyễn Đức Chính - Chương trình đào tạo và đánh giá chương trình

đào tạo - Giáo trình dùng cho học viên cao học QLGD, Hà Nội 2004.

18.Nguyễn Đức Chính (chủ biên) - Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học - Nxb ĐHQG, Hà Nội 2002.

19.Phạm Tất Dong (chủ biên) - Định hướng phát triển đội ngũ trí thức

Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá - Nxb CTQG,

Hà Nội 2001.

20.Vũ Dũng - Tâm lý học xã hội với quản lý - Nxb CTQG, Hà Nội 1995. 21.Trần Khánh Đức - Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo theo ISO

&TQM- Nxb GD, Hà Nội tháng 10/2004.

22.Đặng Xuân Hải - Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân

- Giáo trình dùng cho học viên cao học QLGD, Hà Nội, 2003

23.Ngô Công Hoàn - Tâm lý học xã hội trong quản lý - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội - 1997.

24.Phạm Minh Hạc - Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục Nxb GD, Hà Nội 1997.

25.Đặng Thành Hưng - Một số cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng

26.Trần Kiểm - Quản lý giáo dục và trường học - Giáo trình dùng cho học viên cao học GDH – Viện KHGD, Hà Nội 1997.

27.Khoa sư phạm Đại học quốc gia Hà Nội - Tập văn bản qui định về quản

lý đào tạo, Hà Nội 2005.

28.Đại học quốc gia Hà Nội - Khoa sư phạm - Kỷ yếu Hội thảo khoa học:

Chất lượng giáo dục và vấn đề bồi dưỡng giáo viên, Hà Nội 10/2004.

29.Đặng Bá Lãm (chủ biên) - Quản lý nhà nước về giáo dục Lý luận và

thực tiễn - Nxb CTQG, Hà Nội 3/2005.

30.Nguyễn Ngọc Quang - Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục - Trường cán bộ quản lý giáo dục TW, Hà Nội 1990.

31.RAJA ROY SINGH - Nền giáo dục cho thế kỷ hai mươi mốt: Những

triển vọng của Châu Á - Thái bình dương, Hà Nội 1994.

32.Phạm Trung Thanh (Chủ biên) - Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường

xuyên - NXB Đại học sư phạm, Hà Nội tháng 1/2004.

33.Vũ Văn Tảo - Xu thế phát triển của giáo dục Việt Nam, Hà Nội tháng 12/2003.

34.Trường CĐSP NT-MG TW1- Tập văn bản qui định về quản lý công tác

đào tạo, Hà Nội tháng 06/2005.

35.Đặng Ứng Vận - Về công tác quản lý chất lượng giáo dục.Tạp chí giáo dục 7/2004.

36.TS. Nguyễn Quang Giao - ĐH VHNT Quân đội - Xây dựng hệ thống

quản lý chất lượng trong các trường ĐH ở Việt Nam hiện nay. Tháng

11/2011.

37.TS. Nguyễn Quang Hải - Khoa SP Mỹ thuật trường ĐHSP Nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)