2.1.4 .Đại học Xây dựng Hà nội
2.1.5. Trường đại học mỹ thuật Việt Nam
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tiền thân là Trường Mỹ thuật Đông Dương thuộc Viện Đại học Đông Dương, là một trường đại học của Việt Nam chuyên đào tạo bậc đại học và sau đại học trong lĩnh vực mĩ thuật. Trường được giới chuyên môn đánh giá là nơi đào tạo mĩ thuật chính quy và có chất lượng cao của Việt Nam. Nơi đây đã là nơi nuôi dưỡng và phát hiện nhiều họa sĩ tài danh Việt Nam.
Các trường đại học nói trên đều là những trường trọng điểm chủ chốt tại Hà nội có chương trình đào tạo chuyên sâu dành riêng cho ngành Mỹ thuật. Mỹ thuật ứng dụng và mỹ thuật tạo hình đều được xây dựng chương trình học tập và quy trình đào tạo tại những ngôi trường này và được theo sát, quản lí từ các cấp ban ngành.
Nghị quyết 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ khẳng định: “Xã hội hoá là mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn là chính sách lâu dài, là phương châm thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, không phải là biện pháp tạm thời, chỉ có ý nghĩa tình thế trước mắt do Nhà nước thiếu kinh phí cho các hoạt động này”.
Trên địa bàn thành phố Hà nội, phần lớn các trường đào tạo chuyên ngành mỹ thuật đều là trường công lập, trường học do Nhà nước (TW hoặc đại phương) đầu tư về kinh tế và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ cá nguồn tài chính công hoặc các khoản đóng góp phi vụ lợi. Do đó, việc QLNN đối với vấn đề đào tạo chuyên ngành này sẽ đặc biệt hơn những ngành khác và cần được sự quan tâm, đầu tư và giám sát cao hơn. Và sự QLNN đối với đào ngành nghề này cũng phức tạp hơn,
chương trình và quy trình đào tạo cũng sẽ có những yêu cầu cao hơn, đặc biệt hơn so với ngành khác.
Thực tế, có thể thấy vấn đề nổi bật và dễ nhìn nhận trước tiên đó chính là cơ sở vật chất. Do nguồn tài chính chủ yếu là từ ngân sách nhà nước, do đó việc sữa chữa, thay mới, nâng cấp hoặc xây dựng bổ sung các tòa nhà mới phục vụ học tập ..ban lãnh đạo trường hoàn toàn không có quyền quyết định và việc xin cấp vốn này phải thông qua nhiều bước và khá phức tạp. Đó là yêu cầu trước mắt đối với việc tạo điều kiện cơ sở vật chất trong việc QLNN đối với đào tạo ngành nghề đặc biệt này. Hiên nay, các trường đại học đào tạo ngành mỹ thuật có cơ sở vật chất còn khá đơn sơ và chưa thực sự đầy đủ để cung cấp dụng cụ học tập tới sinh viên. Như chúng ta đã biết, mỹ thuật tức là thể hiện ý tưởng bằng những ngòi bút sáng tạo, sinh động; tuy nhiên một số vấn đề cơ bản như : lớp học, phòng vẽ theo các bộ môn chưa có, vẫn còn tình trạng sử dụng chung các phòng học khiến cho việc sử dụng không gian sáng tạo bị bó hẹp về thời gian; bên cạnh đó là nguồn vật liệu sử dụng trong học tập chưa được trang bị, sinh viên vẫn còn phải tốn kém rất nhiều chi phí cho việc này....
Tiếp đó, việc tổ chức các hoạt động nghệ thuật, khuyến khích và thúc đẩy sáng tác nghệ thuật cũng chưa thực sự được đầu tư và đặt chú trọng. Các chương trình giao lưu hợp tác quốc tế mới chỉ rất cơ bản, chưa có nâng cấp lên những phong cách và diện mạo mới trong việc tổ chức sự kiện; đôi khi các trường còn tự lực tổ chức các chương trình và cũng cần phải thông qua ý kiến của các ban ngành cấp trên khá phức tạp (tài trợ vốn, địa điểm, tổ chức sự kiện...).
Một hiện tượng nữa đó là “chảy máu chất xám” trong sáng tác nghệ thuật. Những văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ độc quyền tác giả vẫn còn lỏng lẻo, dễ lách luật; tình trạng sao chép trong học tập, thiếu sự sáng tạo riêng, vẫn còn diễn ra mà chưa có sự giám sát, kiếm tra sát sao từ ban QLNN.
Đất nước phát triển, đồng nghĩa với việc thiết kế và xây dụng, quy hoạch thành phố, xây dựng các hình ảnh, tượng đài đại diện cho thành phố, xây dựng cơ chế chính sách phối hợp với các ban ngành để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển....rất nhiều các vấn đề xảy ra xung quanh ngành đặc biệt này. Để giải quyết được những vấn đề này cần có đội ngũ nhân lực đủ về số lượng và khả năng gánh vác công cuộc phát triển đất nước.
Các trường đại học đào tạo ngành mỹ thuật hoạt động chưa có sự liên kết và giao lưu với nhau để trao đổi về những kinh nghiệm, những ý tưởng để cũng nhau hoàn thiện hơn trong công tác sáng tác và thẩm mỹ. Việc tổ chức những chương trình giao lưu về mỹ thuật rất ít; thâm chí chỉ có ít các cuộc thi sáng tạo, thiết kế của các trường liên kết và hợp tác với tư nhân để tổ chức tìm ra những nhân tài trong ngành mỹ thuật. Cơ hội thử sức và tham gia của sinh viên không được sôi nổi và nhiệt huyết. Các cuộc thi nếu không được giới truyền thông quan tâm thì gần như hoạt động cuộc thi và giao lưu chỉ ở rộng trong số ít sinh viên các trường tham gia trên thông báo riêng về từng trường, không đẩy mạnh truyền thông để thu hút sự chú ý từ những cơ sở khác.