2.1.4 .Đại học Xây dựng Hà nội
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhà nƣớc về đàotạo ngành mỹ
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
- Tuy nhiên, không phải con đường đào tạo, quá trình quản lý nào cũng trải dài như “con đường hoa hồng”. Trong quá trình tổ chức QLNN cũng đã có những hạn chế nhất định đề ra với ngành mỹ thuật Việt Nam.
- Qua vài năm thực hiện nghị định 23, QLNN cũng đã bộc lộ những thiếu xót lớn trong quá trình quản lý và cần những giải pháp khắc phục cụ thể và chi tiết hơn. Một số hạn chế như:
- Tâm điểm là con người : Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt sẽ đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và kinh tế tri thức. Nhân tố con người dần trở thành trung tâm của sự phát triển và tiến bộ xã hội. Nhiều quốc gia đang hướng tới nâng cao các chỉ số nguồn nhân lực và mức hưởng thụ văn hoá. Đầu tư cho văn hoá - xã hội từ chỗ được coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội chuyển thành đầu tư cho con người, song song với sự phát triển là việc đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật, đáp ứng với xu thế chung của
thế giới. Trình độ dân trí ngày càng phát triển, nhu cầu khán giả thưởng thức nghệ thuật thị giác ngày càng đòi hỏi cao. Sự phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường vừa thúc đẩy các nguồn lực cho hoạt động mỹ thuật, nhưng đồng thời cũng xuất hiện những biểu hiện tiêu cực vì mục đích lợi nhuận mà coi nhẹ những giá trị văn hoá truyền thống. Trong thời đại thông tin bùng nổ, con người có nhiều sự lựa chọn nên mỹ thuật gặp nhiều “đối thủ” cạnh tranh, người dân có thể đến Rạp chiếu phim hay Nhà hát nhiều hơn Nhà triển lãm; Mỹ thuật có đặc thù là sáng tạo của cá nhân nghệ sĩ nhưng sản phẩm của họ là tác phẩm nghệ thuật, có tính tư tưởng phục vụ rộng rãi nhân dân và tác động đến xã hội rất lớn. Không nên nhìn nhận vì là sự sáng tạo của từng cá nhân mà xem nhẹ, ít quan tâm hơn các lĩnh vực nghệ thuật khác.
- Thị trường mỹ thuật trong nước chưa phát triển toàn diện. Các ngành nghề mỹ thuật ứng dụng có thể nói là đang đà phát triển, sự kinh doanh “chất xám”, sự sáng tạo có tôn trọng bản quyền, nhưng bên cạnh đó ngành mỹ thuật tạo hình lại chưa được thực sự quan tâm và hiện nay các Gallery hoạt động dưới sự điều tiết của luật thương mại. Các giấy phép con do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp đã bị bãi bỏ từ năm 2000, các chủ Gallery đều không có bằng cấp về mỹ thuật hoặc có người tư vấn có bằng về mỹ thuật, nên gây ra tình trạng lộn xộn trong kinh doanh mặt hàng đặc biệt này.
- Cơ chế, chính sách chưa phù hợp : Nhiều chế độ chính sách mang tính đặc thù cho ngành mỹ thuật không phù hợp (như nghị định 61/2002/NĐ-CP ban hành ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút đã lạc hậu so với hiện nay; chủ trương xã hội hoá các hoạt động mỹ thuật chưa triển khai một cách sâu rộng, có hiệu quả. Kế hoạch tổng thể cho ngành mỹ thuật chưa có; Hoạt động mỹ thuật thiếu đồng bộ, thiếu chuyên nghiệp; Công tác quản lý chất lượng nghệ thuật các triển lãm ra nước ngoài còn buông lỏng; Kinh phí cho việc tuyên truyền, quảng cáo còn hạn chế; Cơ sở vật chất cho mỹ thuật còn thiếu, chưa có Nhà triển lãm riêng cho chuyên ngành mỹ thuật;
Mỹ thuật ở địa phương gặp nhiều khó khăn, chưa được quan tâm; Chưa xây dựng được Luật mỹ thuật.
- Khó khăn về đào tạo chính là khó khăn trong sự QLNN. Một cơ chế quản lý thông suốt, hệ thống một cách khoa học và luôn chuyển biến, cập nhật những thay đổi xã hội để cải cách cơ chế quản lý trong đào tạo sẽ ít vấp phải khó khăn hơn. Trong xu thế đất nước ngày càng phát triển, yêu cầu đề ra ngày càng cao buộc lòng các nhà quản lý phải luôn học hỏi, trau dồi kĩ năng, kinh nghiệm để có thể đưa ra hệ thống pháp lý, những quy trình đào tạo phù hợp với ngành nghề đặc biệt này.
- Việc ban hành quy phạm pháp luật chưa động bộ.
- Một số văn bản chậm ban hành. Đã được kiến nghị và đồng ý kiến nghị nhưng việc soạn thỏa và đưa ra văn bản quyết định vẫn còn mất quá nhiều thời gian. Do đó đã tạo những lỗ hổng để đào tạo ngành mỹ thuật “lách luật”.
- Nhiều quy phạm thiếu tính cụ thể, thiếu tính khả thi nên vừa ban hành đã phải sửa đổi.
- Nhiều lĩnh vực hoạt động đào tạo ngành mỹ thuật còn chưa có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
- Công tác kiểm định chất lượng còn chậm triển khai, chưa đánh giá chính xác và toàn diện về chất lượng đào tạo của các trường đào tạo ngành mỹ thuật; công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa phát huy được hiệu quả, chưa trử thành công cụ quan trọng trong QLNN đối với đào tạo ngành mỹ thuật, một ngành nghề nhạy cảm với xu thế xã hội hiện nay.
- Việc chấp hành kỷ cương pháp luật của các trường đào tạo mỹ thuật chưa nghiêm dẫn tới nhiều sai phạm như: Xác định chỉ tiêu không đúng với thực tế, tuyển vượt chỉ tiêu cho phép.
- Một điều đáng lưu ý là khác với một số nước như Thái Lan, Trung Quốc, nước ta trong quản lý nhà nước đối với các trường nghệ thuật đều có
sự ít đầu tư và chú trọng chất lượng đào tạo. Các trường đều được cấp bằng ngay và văn bằng được xem là văn bằng thuộc hệ thống quốc gia. Việc dễ dãi đó khiến cho các trường chưa có sự phấn đấu cao để đảm bảo chất lượng đào tạo, trong khi ở các nước có nền nghệ thuật phát triển thì chỉ có một số ít mới đáp ứng được yêu cầu khắt khe và đòi hỏi có sự cống hiến mới được phép cấp bằng.
Tóm lại, nhược điểm chung của quản lý nhà nước đối với các cơ sở đào tạo chuyên ngành nói riêng và giáo dục nói chung là:
Thứ nhất, về tư duy quản lý giáo dục - đào tạo: Chậm được đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, nên chưa có quyết sách kịp thời cho một số vấn đề mới liên quan đến giáo dục do thực tiễn cuộc sống đặt ra.
Thứ hai, việc phân cấp quản lý giáo dục có nhiều chồng chéo, đặc biệt là mơ hồ trong cơ chế phối hợp giữa các ngành giáo dục và đào tạo với các ngành chức năng.
Thứ ba, quản lý về tài chính: Thiếu một công thức phân bổ chuẩn mực và rõ ràng cho giáo dục - đào tạo; Chưa bảo đảm sự công bằng trong phân bổ ngân sách chi thường xuyên của giáo dục - đào tạo.
Thứ tư, bộ máy quản lý ngành giáo dục - đào tạo luôn tự bằng lòng với những thành tích không thực tế, với những chính sách, quy chế lỗi thời mà không thấy rõ sự tụt hậu của giáo dục - đào tạo Việt Nam. Bộ máy quản lý giáo dục còn nặng nề, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Thứ năm, công cụ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo đó là pháp luật. Tuy nhiên việc ban hành cũng như thực thi nó còn nhiều hạn chế. Tư duy pháp lý đã được đổi mới ở mức độ nhất định song còn mang nặng quan điểm pháp lý đơn thuần, chưa chú ý đến sự vận động khách quan
của hoạt động giáo dục và những điều kiện thực tế đảm bảo thực hiện pháp luật trong đời sống. Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đối với một số loại hình đào tạo mới như đào tạo sau đại học, đào tạo từ xa, đào tạo ngoài công lập…, văn bản pháp luật còn tản mạn, thiếu tính hệ thống và đồng bộ. Phần lớn các lĩnh vực trong hệ thống giáo dục quốc dân được điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật của Chính phủ, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các cơ quan quản lý hành chính.
Thứ sáu, quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục chưa được coi trọng, còn buông lỏng quản lý. Chất lượng đào tạo của ngành giáo dục là một trong những vấn đề nổi cộm nhất hiện nay được dư luận quần chúng và các phương tiện truyền thông quan tâm.
Thứ bảy, công tác quy hoạch, kế hoạch giáo dục và đào tạo còn mang nặng tính hình thức, chất lượng không cao.
Tất cả những hạn chế trên đều tạo bước cản trở cho việc thông suốt quá trình đào tạo ngành mỹ thuật. Một vấn đề xảy ra cần nhiều các cấp, ngành thông qua mà vẫn chưa có những văn bản quy định cụ thể, chi tiết để có thể giải quyết kịp thời. Một hoạt động sự nghiệp muốn tổ chức, một chương trình đào tạo khuyến khích phát triển tư duy sáng tạo, một hoạt động nghệ thuật học hỏi và giao lưu quan hệ với quốc tế... còn cần quá nhiều thủ tục, phép tắc chung chung; khiến cho việc xin được sự đồng ý và nguồn trợ vốn từ Nhà nước khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Những yếu kém trong công tác QLNN đối với ngành nghề này còn đang bọc lộ rất nhiều và chưa có những giải pháp nâng cao để khắc phục. Vậy nguyên nhân sâu xa là do đâu?
Về khách quan
-Quản lý nhà nước về giáo dục đại học đang chuyển từ cơ chế quản lý cũ (tập trung bao cấp) sang cơ chế quản lý mới (bằng pháp luật) đã phát sinh nhiều vấn đề mới trong giáo dục đại học khiến phạm vi điều chỉnh của pháp luật giáo dục đại học mở ra quá rộng, năng lực của cơ quan quản lý nhà nước
không bao quát hết các lĩnh vực hoạt động. Công tác đổi mới QLNN đối với đào tạo ngành mỹ thuật chưa được hoàn thiện, thiếu các giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo, sự phối hợp giữa các đơn vị cùng hệ thống đào tạo còn thiếu chặt chẽ và chưa hiệu quả.
-Giáo dục đại học phát triển nhanh chóng, đa dạng và toàn diện trong xu thế hội nhập quốc tế khiến quản lý nhà nước về giáo dục đại học không theo kịp, tất nhiên QLNN về ngành nghề đặc thù cũng mắc phải điều này. Sự du nhập văn hóa nước ngoài vào đã tạo nguồn cơn sáng tạo cho hoạt động sáng tác nghệ thuật trong nước, tuy nhiên việc quản lý và giới hạn những mặt tiêu cực của phong cách văn hóa chưa phù hợp với văn hóa xã hội Việt Nam, cũng đã khiến cho sự bộc phát ý chí chủ quan gây ảnh hưởng tới chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước.
-Năng lực tài chính của nước ta còn hạn hẹp, các điều kiện phục vụ đào tạo (như phòng học, trang thiết bị thực hành, vật dụng...) chưa theo kịp yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nhân lực; ở một số nơi, yêu cầu về kinh phí, đất đai dành cho xây dựng cơ sở vật chất tạo điều kiện nâng cao công tác đào tạo của các trường mỹ thuật vẫn còn chậm giải quyết.
Về chủ quan
-Tư duy quản lý nhà nước về giáo dục đại học vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của tư duy thời kỳ tập trung bao cấp. Cho đến thời điểm này, khuynh hướng chủ đạo trong tư duy quản lý nhà nước về giáo dục đại học vẫn là tập trung quyền lực trong tay các cơ quan quản lý nhà nước. Nếu tính từ kh
trưởng thành: mọi việc lớn nhỏ vẫn do Bộ cầm tay chỉ việc hoặc quyết định. Đó chính là rào cản cho sự phát triển của giáo dục đại học trong xu thế đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
-Hệ thống pháp luật về giáo dục đại học chưa hoàn thiện; việc hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục còn chậm. Việc ban hành văn bản qui phạm pháp luật chưa đồng bộ, nhiều qui phạm thiếu tính cụ thể, nhiều hành vi chưa có qui phạm pháp luật điều chỉnh; có chính sách đã bộc lộ hạn chế, bất cập nhưng chậm được sửa đổi.
-Bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đại học có nhiều biến động: tách, nhập, giải thể, thành lập mới...nhất là từ năm 1990 đến nay làm mất sự ổn định tương đối của bộ máy, ảnh hưởng tới công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
-Công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học chưa theo kịp yêu cầu phát triển của giáo dục đại học và còn chồng chéo, phân tán. Chưa xây dựng được cơ quan dự báo về nhu cầu lao động theo trình độ đào tạo, cơ cấu ngành nghề... Việc mở rộng quy mô đào tạo chưa gắn với điều kiện bảo đảm chất lượng và nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực.
-Chưa kịp thời tổng kết về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học; việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục có mặt còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn.
-Năng lực cán bộ quản lý chuyên trách về đào tạo mỹ thuật, về số lượng và chất lượng đều không tương xứng với khối lượng công việc và đối tượng quản lý;
-Công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật giáo dục đại học kém hiệu quả.
-Ngành nghề đặc biệt này đòi hỏi cao và khắt khe hơn những ngành nghề khác. Đây là ngành có đặc thù, tính chất đào tạo cần sự đầu tư cao về vốn, về đội ngũ quản lý có tầm nhìn và năng lực, về sự ưu tiên trong hoạt động sự nghiệp, về tổ chức khai thác và khuyến khích phát triển tư duy... mọi yêu cầu đối với ngành mỹ thuật đều chưa có sự kết nối mạnh từ các cấp lãnh đạo quản lý.
-Bên cạnh những nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý còn có các yếu tố hạn chế, chưa thực sự được khắc phục từ chính những sinh viên, những người đang học nghề. Đó là, số lượng sinh viên ngày càng tăng trong khi hệ thống cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, dẫn đến tình trạng giảng viên và sinh viên không kết nối ý tưởng được với nhau, khiến cho tinh thần học tập và làm việc của sinh viên không được đẩy lên cao; tiếp đến, trong quá trình học tập thì ý thức tổ chức kỷ luật của một số sinh viên còn kém, chưa tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập, còn biểu hiện học tập với chủ nghĩa chống đối tạm thời. Đó cũng chính là một phần thiếu xót trong QLNN tới các cơ sở đào tạo ngành mỹ thuật.
Những yếu kém trong quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng chất lượng hiệu quả đào tạo thấp. Nếu không có giải pháp kiên quyết có tính đột phá ngành mỹ thuật ngày càng tụt