Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 76 - 80)

2.1.4 .Đại học Xây dựng Hà nội

3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao quản lý nhà nƣớc về đàotạo ngành

3.2.3. Đối với nhà nước

Trước mắt từ nay đến năm 2020, lĩnh vực giáo dục và đào tạo chuyên ngành mỹ thuật cần tập trung thực hiện những giải pháp sau đây:

- Tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hóa sự phát triển giáo dục - đào tạo. Đưa giáo dục - đào tạo vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương. Có chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường phân cấp quản lý một cách hợp lý. Các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở giáo dục - đào tạo cần thực hiện đúng chức năng của mình.

- Thiết lập các cơ chế để nâng cao tính tự chủ đi đôi với việc nâng cao tính chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục - đào tạo, nhất là các trường đại học.

- Mở rộng dân chủ ở các cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo nhằm phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân trong việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

- Cùng với việc xác lập thể chế dân chủ, đồng thời phải kiện toàn hệ thống thanh tra giáo dục, đưa công tác thanh tra vào nề nếp. Chỉ có như thế, quyền tự chủ mới không dẫn đến tình trạng vô chính phủ.

- Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục - đào tạo. Để làm được điều đó, cần làm cho các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành, địa phương, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, cho đến tận người dân quan tâm và chăm lo sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Ở đây, cần quán triệt quan điểm giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với đa dạng hóa các loại hình giáo dục - đào tạo trên cơ sở quản lý thống nhất của Nhà nước.

Giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng trong giáo dục - đào tạo. Một mặt, phải tìm cách huy động nguồn lực khác nhau để tạo điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, phải ưu tiên đầu tư xây dựng các trường sư phạm, nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cấp, có đầy đủ năng lực và phẩm chất cách mạng, tăng cường cơ sở vật chất, sử dụng các biện pháp công nghệ hiện đại trong các trường học, cần phát huy nội lực, đồng thời nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; Mặt khác,phải hình thành các hệ thống tổ chức và cơ chế đặc biệt để kiểm tra chất lượng, chống các tệ nạn và

tiêu cực trong giáo dục - đào tạo. Muốn thỏa mãn đồng thời yêu cầu tăng số lượng, đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo trong điều kiện nguồn lực rất hạn hẹp thì đòi hỏi cần phải hết sức năng động, sáng tạo, phải dựa vào sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống giáo dục - đào tạo, phải phối hợp hài hòa giữa các đơn vị với nhau trong một nhà trường, giữa các trường với nhau trên một địa bàn, giữa các mô hình trường với nhau trong toàn bộ hệ thống giáo dục - đào tạo. Để làm được điều đó phải có quan điểm phức hợp, toàn cục, chống các xu hướng bản vị, cục bộ.

Hoàn thiện các văn bản quy định về quản lý chất lượng đào tạo ngành mỹ thuật.

Tóm lại, Để thực hiện được các giải pháp đó, như Đảng ta đã chỉ rõ, cần phải: “Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, giải quyết dứt điểm các hiện tượng tiêu cực kéo dài, gây bức xúc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi để các tổ chức kinh tế ở Việt Nam, các cơ sở giáo dục đại học có uy tín trên thế giới liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có quan tâm đến các trường đại học ngoài công lập.

Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần triển khai cuộc vận động đổi mới dạy và học ở đại học theo quan niệm mới về mục tiêu, nội dung, và phương pháp nhằm tạo nên con người có các loại tiềm năng: học tập nghiên cứu sáng tạo, phát triển cá nhân gắn kết với xã hội, tự tìm và tự tạo việc làm.

Biên soạn, nhập và biên dịch, xuất bản giáo trình tiên tiến cho các môn học, liên kết các nguồn tư liệu giáo dục mở. Xây dựng trung tâm dữ liệu về đào tạo và nghiên cứu khoa học, trung tâm học liệu, thư viện điện tử cấp quốc gia hỗ trợ các trường đại học.

Xây dựng quy trình thích hợp để đánh giá giảng viên nói chung thông qua các nhà quản lý, các đồng nghiệp và sinh viên.

Khuyến khích phát triển các tổ chức kiểm định chất lượng ngoài có uy tín độc lập với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Như vậy, tổ chức và quản lý giáo dục - đào tạo với biện pháp phối hợp liên ngành, với các giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ, mang tính hệ thống, sẽ mang lại hiệu quả giáo dục - đào tạo cao, góp phần vào sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Qua những phân tích định hướng, ta rút ra được:

Những chính sách riêng của nhà nước cho sự phát triển của ngành mỹ thuật như sau:

1. Phát triển mỹ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước.

2. Bảo tồn và phát huy những giá trị của mỹ thuật truyền thống.

3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động mỹ thuật theo quy định của pháp luật.

4. Hỗ trợ, đặt hàng, sáng tác các tác phẩm mỹ thuật có giá trị nghệ thuật cao, tác động tốt đến đời sống xã hội.

5. Tặng giải thưởng, phổ biến, giới thiệu và quảng bá các tác phẩm mỹ thuật có giá trị nghệ thuật cao.

6. Đào tạo tài năng mỹ thuật, nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ và mỹ thuật trong hệ thống giáo dục quốc dân.

7. Tài trợ cho hoạt động của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực mỹ thuật theo định hướng của Nhà nước.

8. Đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới bảo tàng mỹ thuật, nhà triển lãm mỹ thuật ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

1. Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về hoạt động mỹ thuật; phổ biến, giáo dục pháp luật về mỹ thuật.

2. Nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn và quản lý mỹ thuật.

3. Cấp, thu hồi giấy phép trong hoạt động mỹ thuật.

4. Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động mỹ thuật; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với cá nhân và tác phẩm mỹ thuật.

5. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động mỹ thuật.

6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động mỹ thuật.

Các cơ quan quản lý nahf nước về mỹ thuật:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về mỹ thuật trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về mỹ thuật.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về mỹ thuật theo thẩm quyền.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về mỹ thuật tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)