Quy trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đàotạo ởcác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 75 - 76)

2.1.4 .Đại học Xây dựng Hà nội

3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao quản lý nhà nƣớc về đàotạo ngành

3.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đàotạo ởcác

chương trình đào tạo của nhà trường.

Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, các chuẩn chương trình đào tạo được các trường đại học xây dưng bên cạnh việc dựa trên mục tiêu, yêu cầu của nhà trường và ngành học, cần lưu ý đến nhu cầu xã hội và tiến đến để đạt chuẩn mực của khu vực và thế giới. Hơn nữa quản lý theo chuẩn sẽ khắc phục được hạn chế cố hữu của mô hình quản lý hành chính theo chế độ chỉ huy, bao cấp.

Việc thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng có thể giảm một số những hoạt động kiểm soát chất lượng như thanh tra, theo dõi… bởi vì hệ thống quản lý chất lượng đã là giảm hay ngăn ngừa được những nguyên nhân của sự tạo ra các lỗi trong quá trình đào tạo. Đồng thời nó đảm bảo và tạo dựng lòng tin với cộng đồng về tình trạng “không mắc lỗi” của sản phẩm quá trình đào tạo.

Từ trước đến nay, chất lượng đào tạo và vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo luôn được các trường đại học ở Việt Nam coi trọng. Điều này thể hiện rõ rệt trong xác định mục tiêu đào tạo, xây dựng chương, trình kế hoạch đào tạo… Hơn nữa chất lượng đào tạo luôn được đề cập trong các nghị quyết của Đảng ủy, phương hướng, kế hoạch công tác nhà trường. Có thể với các trường đại học luôn quan tâm đến chất lượng và vấn đề đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo.

3.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ở các trường đại học trường đại học

1- Xác định các nội dung cần quản lý của nhà trường: Được xác định theo 10 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học.

2- Xác định cấu trúc của hệ thống: Xây dựng cơ sở của các công việc cần quản lý trong đó xác định rõ các mối quan hệ tác động qua lại của các nội dung quản lý.

3- Xây dựng quy trình cho từng nội dung quản lý: Xây dựng các bước thực hiện cho từng nội dung quản lý dựa trên quan điểm về đảm bảo chất lượng đầu vào, quá trình đầu ra.

4- Xây dựng tiêu chí đánh giá cho từng nội dung quản lý: Căn cứ vào nội dung quản lý và mục tiêu đánh giá để xây dựng các tiêu chí cụ thể. Để những tiêu chí này có giá trị chuẩn xác trong quá trình đánh giá cần phải xây dựng và lựa chọn các loạt điểm số phù hợp với từng mục tiêu đánh giá.

5- Vận hành hệ thống: Hệ thống phải được vận hành đồng bộ trong đó các phần tử có liên hệ với nhau, tác động qua lại 1 cách có quy luật để tạo thành một thể thống nhất, thiếu một phần tử bất kỳ hệ thống sẽ bị phá vỡ.

6- Đánh giá, điều chỉnh hệ thống: Định kỳ tiến hành kiểm tra đánh giá hệ thống thông qua hình thức, đánh giá trong và ngoài với các tiêu chí: có hay không có hệ thống? Nếu có, hệ thống có vận hành hay không? Nếu vận hành, hệ thống có đem lại hiệu quả không? Trên cơ sở kết quả kiểm tra đánh giá hệ thống, tiến hành điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống.

Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường đại học Việt Nam là nỗ lực nâng cao chất lượng dạy học, tiến gần đến chuẩn chất lượng giáo dục đại học các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ trên, các trường đại học phải không ngừng mở rộng quy mô đào tạo mà còn cần thiết chú trọng nâng cao chất lượng, hệ quả đào tạo trong đó quản lý chất lượng đào tạo là một trong những nhiệm vụ trọng yếu. Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ở các trường đại học hiện nay có tính bức thiết và là giải pháp thiết thực góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)