Quản lý nhà nước trong giáo dục tại Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 41)

Giáo dục đại học Pháp do Na-pô-lê-ông khởi xướng, là một trong những ví dụ cổ xưa nhất về việc Nhà nước sử dụng đại học như một công cụ hiện đại hóa xã hội. Các trường đại học ở Pháp có quyền chủ động xây dựng chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học. Năm 1968, Pháp tiến hành cải cách giáo dục, quyền tự trị của các trường đại học được mở rộng thêm về lĩnh vực tài chính, nhân sự.... Mô hình giáo dục đại học Pháp được hình thành trong cơ chế thị trường, do đó có thể khuyến khích sự cạnh tranh về nhân lực và chất lượng giữa các trường đại học.

Giáo dục đại học Pháp được chia thành hai hệ: đào tạo tổng quát và đào tạo nghề nghiệp. Hai hệ này không tách rời nhau: giữa hai hệ thường có cầu nối để sinh viên có thể chuyển từ hệ này sang hệ kia.

Qua một số trường đại học, chúng ta có thể thấy rằng sự QLNN đối với các trường đào tạo chuyên ngành rất được quan tâm và đầu tư không ít.Thực hiện dưới sự QLNN theo chủ trương và đường lối đề ra của Đảng và Nhà nước, các trường đào tạo ngành mỹ thuật trên địa bàn thành phố Hà nội đã có những bước tiến quan trọng và ngày càng phát triển. Đưa nền văn hóa các nước bạn du nhập với văn hóa vốn có của đất nước để có cái nhìn và tầm nhìn mới hơn, rộng hơn, kích thích tính sáng tạo, đổi mới và thổi bùng ngọn lửa đam mê văn hóa nghệ thuật của giới trẻ trong nước. Ngọn lửa nghệ thuật đang bùng cháy sức trẻ và đang trên giai đoạn thúc đẩy phát triển nghệ thuật, phát triển kinh tế - xã hội nước nhà. QLNN đã xây dựng được những chương trình đào tạo, giám sát và đánh giá kết quả đào tạo, đạt hiệu quả nhất định. Vừa có những chương trình riêng phù hợp với mỗi trường đào tạo, vừa có những cơ chế để khuyến khích, khen thưởng những thành tích cao trong công tác đào tạo nguồn nhân lực về mỹ thuật; QLNN đang hoàn thiện thêm để có được một hệ thống quản lý khoa học hơn, hiệu quả hơn trong tương lai.

Tóm lại, qua những nghiên cứu và tham khảo các chương trình học tập và quản lý đào tạo tại một số nước phát triển, chúng ta đã rút ra được những bài học lớn về cách thức quản lý cho ngành mỹ thuật. Thừa hưởng và kế thừa những nét văn hóa truyền thống từ xa xưa, kết hợp với sự thay đổi liên tục xã hội theo phương hướng xã hội hóa, hiện đại hóa để phù hợp với nhu cầu xã hội ngày càng nâng cao về việc thưởng thức cái đẹp và hưởng thụ vật chất hiện đại. Qua đó chúng ta cũng rút ra được những cách thức và yêu cầu mà ngành nghề đặc trưng này đặt ra về : tài chính, tài lực và vật lực. Sự đầu tư và chuẩn bị kĩ lượng trang thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ cho ngành nghề này cũng cần được quan tâm sát sao. Bên cạnh đó việc bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống hành lang pháp luật cho ngành này cũng cần được theo sát để đáp ứng kịp thời cho những hoạt động và tổ chức ngành này diễn ra thuận lợi. QLNN cần liên tục tìm hiểu và cân đối lại chính sách quản lý để có thể giúp việc đào tạo ngành nghề này được chú trọng vì nó cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế của nước nhà.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGÀNH MỸ THUẬT TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN

ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI 2.1. Khái quát chung

Hà nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều Việt trước đây. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, Hà nội đã sớm trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.

Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ, thuận tiện cho giao thông và trao đổi kinh tế; văn hóa với các tỉnh thành trong vùng và cả nước. Hà Nội cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông của cả nước.

Là trái tim của đất nước, Hà nội hội tụ các cơ quan lãnh đạo của TW Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể xã hội. Thủ đô Hà nội cũng là nơi diễn ra các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, mà từ đó đưa ra các nghị quyết, đường lối, sách lược đối nội và đối ngoại cho từng giai đoạn xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Cho tới năm 2017, Hà nội bước vào thời kì tăng trưởng kinh tế cao nhất 6 năm qua, tu vẫn có chút biến động nhưng vẫn có những thắng lợi nhất định trên mặt trận kinh tế.

Hà nội là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về xây dựng nếp sống văn minh và văn hóa.

Hai thập niên gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, rất nhiều cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại… mọc lên mang lại cho thành phố dáng vẻ hiện đại phù hợp với sự phát triển ngày đi lên hiện nay.

So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành

phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống...

Thành phố Hà nội hiện tại có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhất trên cả nước, thêm vào đó, đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao. Vị trí đắc đại, “thiên thời - địa lợi - nhân hòa”, Hà nội là nơi hội tụ và được xây dựng nhiều các trường đại học, cao đẳng cũng như thu hút mọi người tới sinh sống và làm việc và học tập.

Hà nội cũng là nơi có đủ điều kiện nhất để có thể giải phóng sức sáng tạo, tính nghệ thuật và niềm đam mê trong mỗi con người. Ở nơi đây, họ có được nền tảng lịch sử văn hóa, có được sự QLNN được tổ chức thành hệ thống để yên tâm hoạt động sáng tạo nghệ thuật và phát triển nền mỹ thuật nước nhà.

Ý nghĩa sâu xa hơn của ngành mỹ thuật : Mỹ thuật ứng dụng phát triển mạnh mẽ và nhanh chưa từng thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đây cũng là nghệ thuật của sự kết hợp giữa cái thực dụng và cái đẹp, giữa cái lâu bền và cái thẩm mỹ. Mỹ thuật ứng dụng là cái tổng hoá của nhiều ngành: khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất và kỹ thuật. Giá trị thẩm mỹ của nó không chỉ làm đẹp cho cuộc sống mà làm đẹp cho cả thế giới vật chất do con người tạo ra. Thời kỳ hội nhập, mỹ thuật ứng dụng đang thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mà không loại trừ ai. Mỹ thuật ứng dụng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội. Hầu hết các mẫu mã sản phẩm công thương nghiệp, văn hoá ra đời có hình thức đẹp. Một sản phẩm mỹ thuật ứng dụng không chỉ dừng ở giá trị công năng, công thái học, sinh thái học mà phải bao hàm cả giá trị thẩm mỹ mang tính xã hội, văn hoá và phản ánh trình độ phát triển kỹ thuật công nghệ của cộng đồng. Mỹ thuật ứng dụng đang thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mà không loại trừ ai. Hệ thống xã hội từ kinh tế đến giáo dục, kiến trúc đến

giao thông và thông tin đều đã chuyển qua các quá trình kế hoạch hoá và quản lý khoa học, mà ở đó đều bộc lộ tinh thần thẩm mỹ nhằm phát triển nền văn minh xã hội. Mỹ thuật ứng dụng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.

Vai trò của ngành mỹ thuật: Với những kết quả mà chúng ta đã đạt được, những vấn đề gây xôn xao dư luận diễn ra trong những năm gần đây đối với nghành giáo dục, đã rống lên một hồi chuông cảnh báo rằng đã đến lúc chúng ta cần phải thay đổi về phương pháp dạy và học. Ta có thể nhận thấy những cố gắng thay đổi của nghành giáo dục nước nhà. Song trong sự ồn ào đó, có một môn học mà tiếng nói của nó khiêm tốn hơn rất nhiều, người ta ít nhắc đến nó, có cảm giác như sự tồn tại hay không tồn tại của nó không thực sự quan trọng, một môn mà trong tất cả các môn nó trở thành phụ nhất, một môn học mà có bà hiệu trưởng đã nói với tôi là “một môn học giải trí” Nhưng cái mà người ta gọi là “giải trí” đó lại rất cần cho sự phát triển “toàn diện” của con người. Chúng ta sẽ đi đến đâu nếu trong cuộc chạy đua phát triển của văn minh mà bỏ quên đi một phần của cuộc sống đó là văn hóa. Cũng chính cái lối tư duy đó mà từ một chính sách “phát triển toàn diện” mà môn mỹ thuật là một phần quan trọng trong chục năm qua gần như phá sản. Bao nhiêu nhiêu tiền của đã bỏ ra, và cái ý tưởng đẹp đẽ đào tạo một đội ngũ sư phạm nghệ thuật được người ta ca tụng ngày nào giờ chẳng khác gì một mảnh ghép thừa trong bức tranh giáo dục nước nhà. Tôi đã từng đọc những bài viết của các nhà phê bình mỹ thuật về sự bế tắc của mỹ thuật Việt Nam, về tính chuyên nghiệp của mỹ thuật và một thị trường phụ thuộc vào tây ba lô đã làm cho nó như đang tê liệt. Song thiết nghĩ con đường chúng ta đi không sai, ngay từ ngày mở cửa chúng ta đã ý thức được phải đưa mỹ thuật vào giáo dục chính thống, tuy nhiên trong quá trình thực hiện chúng ta đã làm không hiệu quả . Đáng nhẽ song song với sự phát triển của mỹ thuật giáo dục cũng phải đồng hành, đến bao giờ nền mỹ thuật Việt Nam mới trở nên chuyên nghiệp khi mà

bản thân nó không có khán giả ngay trên sân nhà của mình, khi mà người dân cho rằng nó là một thứ hàng xa xỉ và gần như chẳng thấy đẹp ở chỗ nào. Vậy đấy !người ta bàn về tính chuyên nghiệp của nó mà quên mất rằng nó phải bắt đầu từ giáo dục trong nhà trường, rồi thứ đến mới là xã hội hóa nó. Nói như thế để thấy được vai trò của người giáo viên mỹ thuật quan trọng như thế nào, thời gian qua chúng ta đã bế tắc cũng bởi yếu tố con người.Bạn muốn nói rằng: do kinh tế ư! Rằng kinh tế quyết định ý thức! Ông cha ta xưa sống trong bom đạn và chiến tranh, ăn cơm cà với mắm mà tâm hồn vẫn bay bổng đấy thôi, nghệ thuật dân gian của chúng ta đã nói lên điều đó. Với tôi nó thuộc về vấn đề về văn hóa, là sự rèn luyện để rồi nó trở thành một nhu cầu tinh thần của mỗi người. Có như thế họa sĩ Việt Nam mới yên tâm với nghề, mới có thể thả sức tung hoành với nó bởi: cơm áo không đùa với khách thơ .Xưa nay giáo viên mỹ thuật thường không được người ta coi trọng bằng các bộ môn khác, một phần cũng bởi người giáo viên mỹ thuật chưa biết khẳng định vai trò của mình.Ngày nay người ta lo sợ về một nền văn hóa sẽ mất đi những dấu ấn bản sắc của dân tộc trong một thế giới phẳng, nhưng bản sắc là gì? Đó chẳng phải là tư duy, là tâm hồn là những giá trị nằm trong tầng lớp trầm tích của văn hóa sao? Mà tất cả những yếu tố đó đều được tích hợp nằm trong mỹ thuật. Bởi vậy vai trò của giáo viên mỹ thuật giờ đây không còn là giúp trẻ làm quen với nghệ thuật nữa. Nó được đẩy lên một mức cao hơn đó là góp phần hình thành nên những con người mang cốt cách Việt. Trong nghệ thuật sư phạm thì phương pháp giảng dạy đặc biệt quan trọng, lối dạy cứng nhắc và rập khuôn hiện nay đối với môn mỹ thuật là lí do khiến cho môn học này trở nên buồn tẻ và không thực hiện được hết mục tiêu đề ra của nó. Nhưng khái niệm dạy học tích cực lại được các thầy cô hiểu hết sức mơ hồ, không phải cứ có máy chiếu là tích cực, cũng như không phải cứ đặt nhiều câu hỏi là đã đưa học sinh trở thành đối tượng trung tâm. Ngoài việc đảm bảo kiến thức người giáo viên mỹ thuật cần phải có một kỹ thuật dạy riêng nhằm giúp các em phát

triển được tư duy mà vẫn đảm bảo không nhồi nhét kiến thức. Để làm được điều đó không dễ nó đòi hỏi người người giáo viên một trình độ cao và sự tâm huyết trong bài dạy, những giáo viên có “đẳng cấp” tất thảy đều đã đạt đến trình độ này. Vòng vo bấy nhiêu cuối cùng cùng để thấy rằng mỹ thuật có một vai trò quan trọng không thể không nhắc đến và cần dặt ra những giải pháp trước khi nó trở nên nghiêm trọng, trầm kha hơn. Trước khi chờ đợi vào một sự thay đổi thiết nghĩ điều đầu tiên mà tất cả chúng ta có thể làm đó là sự nỗ lực của những người thầy, người cô để đạt được những năng lực và phẩm chất cần có, mà con đường đến với nó chỉ có thể là tự học và rèn luyện suốt đời.

Đặc trưng của ngành mỹ thuật: Nghệ thuật dưới hình thức này hay hình thức khác đã tồn tại trong con người. Nó là một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và hiện diện trong các nền văn hoá trên toàn thế giới. Hầu hết mọi người đều đánh giá cao nghệ thuật. Họ thích chiêm ngưỡng nó hoặc sáng tạo ra nó, thậm chí họ có thể hỗ trợ nó về tài chính hoặc tình nguyện. Nghệ thuật là một phần văn hoá của chúng ta bởi vì nó cung cấp cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc về cảm xúc, nhận thức bản thân và hơn thế nữa. Dưới đây là các lý do tại sao tôi tin rằng mọi người đều cần nghệ thuật trong cuộc sống của họ.

1. Đó là một phần tự nhiên của chúng ta: Có một năng lực trong tất cả chúng ta để sáng tạo và thể hiện bản thân thông qua nghệ thuật. Quan sát bất kỳ trẻ nào với hộp màu và một mảnh giấy và bạn sẽ thấy điều đó. Tôi tin rằng năng lượng đến từ nhu cầu để đạt được một sự cân bằng trong chính chúng ta. Sự cân bằng đó là cảm giác khi bạn tạo ra một cái gì đó chính xác như bạn mong muốn. Đôi khi các hình thức truyền thông khác không cho phép chúng ta thể hiện bản thân hoàn toàn, và đây là khi chúng ta chuyển sang nghệ thuật.

2. Ghi lại cảm xúc của xã hội: Điều quan trọng là chúng ta biết lịch sử của chúng ta. Chúng ta học từ dữ liệu, con người và những sự kiện quan trọng, và chúng ta còn tìm hiểu tại sao chúng xảy ra và xảy ra như thế nào.

Nghệ thuật mang lại cho chúng ta cái nhìn sâu sắc khác về lịch sử. Nó cho chúng ta thấy những biến cố ảnh hưởng đến con người như thế nào. Thông qua nghệ thuật chúng ta học được niềm vui trong lúc hạnh phúc cũng như chúng ta thấy sự đau đớn và tuyệt vọng trong suốt thời gian đau khổ. Chúng ta nhìn thấy những hy vọng và những giấc mơ, hoặc những nỗi sợ hãi và tiếc nuối của quá khứ. Thông qua nghệ thuật, chúng ta hiểu rõ hơn về các sự kiện trong lịch sử đã định hình nên chúng ta như hiện tại.

3. Giúp chúng ta nhận thức bản thân tốt hơn: Chúng ta sống trong một thế giới của những quyết định nhanh chóng và suy nghĩ phân mảnh. Tạo nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật trong các trường đại học trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)