2.1.4 .Đại học Xây dựng Hà nội
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đàotạo ngành mỹ thuật trên địa
2.2.1. Hoạch định chính sách cho đàotạo ngành mỹ thuật
Nằm trong kế hoạch đổi mới chung về kinh tế - xã hội của Việt nam từ sau đại hội Đảng lần thứ 6, nhưng sự phát triển đào tạo còn nhiều khó khăn trong việc quản lý. Ngành mỹ thuật mang tính đặc thù riêng nên việc quá trình QLNN đói với những trường đại học đào tạo ngành này cũng cần đi sâu và sát sao hơn. Hiến pháp năm 1992 là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh mọi hoạt động giáo dục trong đó có giáo dục đại học. Kế đến là Luật Giáo dục năm 1998 đã được sửa đổi bổ sung năm 2005 và năm 2009. Sự quan tâm của các cấp Bộ, ngành trở nên tăng cường hơn để xây dựng chiến lược nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của xã
hội. Thông qua sự quản lý từ các trường đại học, theo tiêu chí và chương trình đào tạo, một số vấn đề quan tâm nhất đó là :
Thứ nhất, QLNN đối với chất lượng đầu vào các trường năng khiếu nghệ thuật cần được nâng cao, bắt buộc những người tham gia học tập phải có năng khiếu cơ bản, đề thi phù hợp và số lượng thì sinh hợp lý. Các trường đại học đào tạo ngành mỹ thuật hiện nay có chương trình thì đầu vào và tính kết quả khác với các trường và ngành nghề khác. Bài thi đầu vào có môn năng khiếu mỹ thuật, để đánh giá bước đầu trình độ và khả năng cơ bản của thí sinh trước khi được tiếp nhận đào tạo. Bên cạnh đó, để đạt chỉ tiêu đầu vào cả về chất lượng và số lượng thì các trường cũng đã có mức điểm chuẩn để các thì sinh đạt yêu cầu có thể vào học tại trường; các thí sinh chưa đủ điều kiện vẫn có thể xét theo nguyện vọng 2,3 vào các trường có chương trình đào tạo về mỹ thuật khác.
Thứ hai, đánh giá các biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo của các trường đại học mỹ thuật. Để nâng cao hiệu quả đào tạo của trường cần phải nâng cao chất lượng đầu vào. Song song đó, phải thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình, tuyển chọn giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ tốt, nhà trường cải tiến hơn về phương pháp giảng dạy,đầu tư trang bị tốt cơ sở vật chất và quản lý tốt chương trình đào tạo để sản phẩm giáo dục có hiệu quả đầu ra. Kết quả của các chương trình đào tạo được thể hiện bằng những thành tích học tập và những sáng tạo cá nhân của sinh viên trong mỗi trường đào tạo ngành mỹ thuật. Ví dụ như: Trường ĐH MTCN thường có những show diễn thời trang được tổ chức để thể hiện sự sáng tạo cũng như tài năng thiết kế được trưng bày cá tác phẩm của mình và thu hút sự quan tâm của các công ty thời trang, mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai của mỗi sinh viên...
Thứ ba, quản lý việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo. Ban QLNN quy định việc kiểm tra việc thực hiện chương trình đào tạo
theo từng học kỹ, năm học; tổ chức triển khai thực hiện chương trình đào tạo đến giáo viên khá chặt chẽ; kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình được thực hiện theo mỗi học kỳ tương đối khá. Kết quả việc tổ chức thực hiện chương trình hiệu quả cũng là thể hiện chất lượng đào tạo của nhà trường.
Như chương trình học tập của các trường hiện nay, đều có những môn học chung bắt buộc và những môn học thoe chuyên ngành riêng. Các sinh viên buộc phải hoàn thành năm học với những môn học bắt buộc đó, đảm bảo cho việc học tập của sinh viên được thông suốt, không bị chậm trễ hay nợ môn, nợ học trình ...gây cản trở cho việc kết thúc chương trình đào tạo mỹ thuật, đảm bảo chỉ tiêu đầu ra chất lượng của mỗi trường.
Thứ tư, quản lý hoạt động giảng dạy. Quản lý hoạt động dạy học là quản lý quá trình dạy của giáo viên và quá trình học của học sinh. Đây là hai quá trình thống nhất, tác động qua lại và gắn bó hữu cơ với nhau. Nếu xét dạy và học như một hệ thống thì quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học là quan hệ điều khiển. Giảng viên các trường nghệ thuật về mỹ thuật thường là những người có trình độ học vấn cao, đã từng tham gia học tập và công tác tại nước ngoài, tích lũy kinh nghiệm để về giảng dạy và truyền lại cho sinh viên. Tuy nhiên một thực tế cho thấy là đội ngũ giáo việc trong trường chưa có những lớp thực tập, tập huấn cao độ về ngành nghề mỹ thuật. Mức độ các lớp tập huấn chỉ là gặp gỡ và tổng kết chương trình đào tạo đã và đang diễn ra, chưa có gì đổi mới và thay đổi trong phong cách, sáng tạo của người dạy học. Vẫn là nhưng tư duy cũ, vẫn là phương pháp học cũ, những cái nhìn chưa sát thực tế thời cuộc...khiến chương trình học tập bị máy móc, quy chiếu, không để sinh viên có thể tự so sáng tạo theo như cách nhìn mới của xã hội hiện nay; các bài học còn mô típ, mô phỏng phi thực tế.
Thứ năm, việc sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học đóng vai trò rất quan trọng trong việc dạy học. Vì trong các trường đặc thù như ngành mỹ thuật, bất cứ tiết học nào cũng cần thiết bị dạy học cho nên việc khai thác và
sử dụng tốt các thiết bị dạy học sẽ mang lại hiệu quả tốt trong đào tạo. Quản lý, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải lên kế hoạch cụ thể vào mỗi đầu năm học với sự tư vấn của Hội đồng sư phạm. Có quản lý tốt CSVC, thiết bị dạy học thì mới quản lý tốt hoạt động dạy học của GV. Đây cũng là vấn đề trăn trở của các trường đại học đào tạo ngành mỹ thuật. Một lớp học vẽ mở ra cần có: mẫu vẽ, vật dụng, chất liệu vẽ... tuy nhiên mỗi cơ sở đào tạo ngành này chưa có những điều kiện nhất định.Các phòng thực hành chức năng chưa được đầu tư nhiều do nguồn kinh phí từ nhà nước không đủ. Bản thân mỗi giảng viên khi đứng lớp cũng không có giáo cụ cho riêng mình.
Thứ sáu, các văn bản quy phạm pháp luật cần được đưa vào phổ biến rộng rãi trong quá trình đào tạo ngành mỹ thuật. Các trường hiện nay chưa thực sự đưa được điều này vào quá trình đào tạo của trường. Sinh viên sáng tạo và đam mê nghệ thuật, sử dụng khả năng của mình để tạo bước đệm cho việc làm, cho tương lai sau này. Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều thiếu xót để có thể đảm bảo quyền lợi nhất định cho ngành mỹ thuật nói chung và nghệ sĩ, nhà thiết kế, kiến trúc sư nói riêng. Việc kiến nghị xây dựng cơ chế chính sách riêng cho ngành mỹ thuật vẫn còn hạn chế và chậm chạp trong xử lý.