2.1.4 .Đại học Xây dựng Hà nội
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao quản lý nhà nƣớc về đàotạo ngành
3.2.4. Đối với nhà trường
Phát triển chương trình đào tạo:Nhà trường cần tổ chức tập huấn cho
GV hiểu và thiết kế được module môn học. Đồng thời, tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên môn trong toàn trường giúp tìm hiểu, phân tích, xây dựng thống nhất nội dung các tiêu chuẩn và tiêu chí về cấu trúc chương trình đào tạo.
Đồng thời, cần rà soát lại chương trình đào tạo, tham khảo chương trình đàotạo của các quốc gia có nền giáo dục tốt, tham khảo ý kiến của các giảng
viên có kinh nghiệm; từ đó điều chỉnh, bổ sung theo hướng tăng cường các môn học cần thiết, bổ ích và tăng tỷ lệ các môn học thực hành, thực tập để rèn luyện kỹ năng cho sinh viên.
Khảo sát ý kiến của cựu sinh viên và nhà tuyển dụng để xây dựng và điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo. Đây là hai kênh thông tin khách quan và hữu ích, vì hơn ai hết bản thân cựu sinh viên sẽ biết mình thiếu những kiến thức và kỹ năng gì khi trực tiếp làm việc và nhà tuyển dụng sẽ cho chúng ta biết những gì họ cần ở người lao động để hoàn thành tốt công việc được giao.
Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục - đào tạo, cải tiến thi cử. Đảng ta chỉ rõ: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Thay đổi cách quản lý sinh viên: Nhà trường cần xây dựng thái độ học
tập; phát huy nghị lực học tập của SV; hướng dẫn phương pháp học tập khoa học; xây dựng phong cách học tập tốt; tổ chức lớp môn học; đội ngũ cố vấn học tập cho SV; tổ chức lớp sinh hoạt; quy định cụ thể thời gian lên lớp, lý thuyết, số giờ thực hành, thảo luận, tự học, tự nghiên cứu và tiến hành kiểm tra, thanh tra; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý SV.
Ngoài ra, nhà trường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm công khai đầy đủ các thông tin sau đây để đáp ứng quyền lợi của sinh viên đang học tập tại trường như: sổ tay sinh viên, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu, lịch thi, học phí, học bổng, văn bằng, đề tài khoa học.
Hơn nữa, nhà trường cần coi sinh viên vừa là khách hàng, vừa là người cộng sự làm cho môi trường đại học dân chủ hơn và đồng thời góp phần phát triến kỹ năng xã hội của sinh viên. Do đó trách nhiệm và quyền lợi của sinh
viên phải được khuyến khích và công nhận đầy đủ, cần có sự tin tưởng, đối xử công bằng. Để sinh viên có quyền cao nhất tự quyết kế hoạch học tập của mình, đánh giá đội ngũ giảng viên, cán bộ công nhân viên, tham gia xây dựng ngân sách, bổ nhiệm cán bộ..
Hoàn thiện nội dung, qui trình, hình thức tổ chức học tập theo hướng đổi mới phương pháp quản lí giáo dục và đào tạo sinh viên.Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lí, hướng dẫn sinh viên học tập tại trường và các cơ sở theo yêu cầu. Quản lý đó là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế… bằng một hệ thống các quy định, các chính sách, các nguyên tắc, phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. Nói một cách khái quát: Quản lý là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt tới các mục tiêu đề ra.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo: Nhà trường
cần huy động mọi nguồn tài lực để xây dựng Trường, cải tiến phòng học, xây dựng tài liệu dạy - học, đầu tư hệ thống thiết bị dạy học đa phương tiện Multimedia, phát triển thư viện theo hướng thư viện điện tử, phát triển phần mềm đào tạo và tài vụ sát với quy mô SV và điều kiện thực tế của nhà trường, xây dựng hệ thống website cung cấp thông tin về đào tạo. Phát triển phần mềm đào tạo và tài vụ sát với quy mô sinh viên và điều kiện thực tế của nhà trường.
Nhà trường cần thực sự quan tâm tới tính đặc thù của ngành nghề đào tạo. Với chuyên ngành mỹ thuật, đây là ngành cần trang bị rất tốn kém cho dạy và học. Nếu học tập ở các ngành khác chỉ cần giấy và bút thì học mỹ thuật cần: sơn dầu, toan vẽ, sơn mài, lụa mỗi bài học sinh viên tốn hàng trăm ngàn đồng mua vật liệu. Mẫu vẽ người thuê 60.000đ/giờ. Hầu hết sinh viên không được trang bị học hình họa và chất liệu trong giai đoạn học phổ thông
nên giờ học các môn này ở đại học cần đủ để có được kiến thức tối thiểu để dạy học. Trang bị phòng học phải đạt chuẩn, cơ sở vật chất cần phù hợp chuyên ngành đào tạo, cần đầu tư kinh phí đào tạo phù hợp cho các môn nghệ thuật. Do đó, việc được yêu cầu kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo chuyên ngành từ phía nhà nước, từ các cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo ngành mỹ thuật cần được chú trọng.
Về chương trình đào tạo Mỹ thuật còn nhiều bất cập, nhiều môn có nội dung chồng chéo như: giữa chuyên môn và nghiệp vụ… nên tích hợp nội dung các môn học nhằm giảm tải thời gian học, tăng cường sự liên kết, giao thoa giữa kiến thức, kỹ năng dạy học và dạy học mỹ thuật. Xây dựng chương trình đào tạo có tỷ lệ thực hành, lý thuyết, chuyên môn phù hợp đặc biệt chú trọng về tính đặc thù của mỹ thuật.
Hàng năm cần có khảo sát về nhu cầu xã hội với chuyên ngành đào tạo. Có thống kê về số lượng sinh viên có việc làm sau 1 năm, 2 năm tốt nghiệp và cung cấp thông tin cho sinh viên về việc làm. Tổ chức hội thảo tư vấn việc làm, tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận thông tin, các nhà quản lý, các cơ sở giáo dục và nhà tuyển dụng trao đổi, tiếp xúc và cung cấp thông tin cho sinh viên.
Phát triển và tăng cường quản Lý ĐNGV, CB, NV: Nhà trường cần
hoàn thiện các quy định tuyển dụng. Bên cạnh đó, cần xây dựng được kế hoạch nhân sự trong đó có kế hoạch tuyển dụng một cách khoa học.
Đặc biệt, chú trọng đến việc cân đối giữa các ngành nghề đào tạo, số lượng giảng viên theo ngành nghề; cân đối với tình trạng hiện tại của lực lượng giảng viên của nhà trường: giới tính, lứa tuổi, số lượng hiện có của từng đơn vị, chuyên môn cần thiết… và đặc biệt là cân đối với kế hoạch tuyển sinh những năm tiếp theo.
Nhà trường cần nâng cao chất lượng ĐNGV, việc bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ GV là điều phải làm thường xuyên, nhiều đợt, nhiều cấp độ, nhiều hình thức, đặc biệt là đối với GV trẻ.
Tăng cường quản lý, sử dụng ĐNGV, CB, NV. Hoàn thiện phương pháp KT-ĐG mức độ hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý.
Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý: theo đó cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý, Tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trưởng đơn vị, Tăng cường nhân sự phòng Tổ chức - Hành chính.
Cần xây dựng và đào tạo đội ngũ có chuyên môn cao kết hợp đầu tư cơ sở vật chất để việc học tập được thuận lợi và giúp ích cho công tác học tập của sinh viên cũng như đạt chất lượng học tập. Đặc biệt, chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên theo từng thời kì đổi mới để có được những cái nhìn khách quan, rút kinh nghiệm và học tập từ các chương trình đào tạo giảng dạy và học tập từ nước bạn và trong các chương trình giao lưu hợp tác quốc tế. Từ đó, áp dụng và thực hành những cái nhìn mới, truyền cảm hứng sáng tạo và xu hướng hiện đại hiện hành trong xã hội ngày càng đổi mới tới những sinh viên đang học tập tại cơ sở đào tạo.
Thường xuyên rà soát chương trình sao cho cân đối, tích hợp nội dung để giảm tải, nâng cao chất lượng.
Xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ là xu thế phù hợp cho việc đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Với chuyên môn mỹ thuật kiến thức, kỹ năng cần tích lũy thường xuyên, có hệ thống, việc xây dựng các modul chỉ nên thực hiện ở một số môn.
Đổi mới công tác quản lý KT-ĐG kết quả đào tạo: Nhà trường cần tổ
chức tập huấn, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn cho GV về tầm quan trọng trong KT-ĐG toàn trường. Khuyến khích GV KT-ĐG kết hợp cả định lượng và định tính để SV hiểu rõ hơn về kết quả học tập của bản thân, giúp SV trao đổi với GV dễ dàng hơn và áp dụng thang điểm chữ nhiều mức vào công tác
KT-ĐG kết quả đào tạo. Tổ chức họp trao đổi định kỳ về kết quả học tập của SV có sự tham gia của GV giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập, phụ trách bộ môn và một số phòng chức năng có liên quan làm rõ thông tin phản hồi về kết quả KT-ĐG. Tăng cường công tác SV đánh giá GV, GV đánh giá CBQL để nâng hiệu quả đánh giá chất lượng đào tạo nội bộ tại Trường. Tách riêng công tác đào tạo và khảo thí độc lập nhau.
Đổi mới nội dung đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Mỗi hướng đổi mới tiêu chí đánh giá kết quả học tập dành cho sinh viên là một bước đệm để kích thích sự sáng tạo và phát huy hết sức tiềm năng trong mỗi sinh viên chuyên ngành mỹ thuật, vì mỗi người là một cá thể khác biết không ai giống ai, do đó tư duy và hiện thức về mỹ thuật của mỗi người là khác nhau, hoàn toàn là đóng góp phong phú cho nền mỹ thuật nước nhà.