Vai trò của thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 25 - 27)

b. Đặc điểm của thuế nhập khẩu

1.2.1.2. Vai trò của thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu nằm trong hệ thống thuế quốc gia cho nên cũng có vai trò của thuế nói chung đó là tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Dưới góc độ một sắc thuế cụ thể, vai trò của thuế nhập khẩu được thể hiện khác nhau tùy theo thực trạng phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ, cụ thể như sau:

Một là, thuế nhập khẩu tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước. Thuế nhập

khẩu là một nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Thông qua nhập khẩu Nhà nước huy động một phần thu nhập được tạo ra từ hoạt động nhập khẩu hàng hóa để tập trung vào ngân sách. Tùy thuộc vào thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau, sự phát triển kinh tế đối ngoại và quan điểm sử dụng mà thuế nhập khẩu có vai trò khác nhau ở những quốc gia khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Đối với các nước phát triển, số thu từ thuế nhập khẩu chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng thu Ngân sách Nhà nước. Còn ở các nước đang phát triển, thuế nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách. Ở Việt Nam trong những năm qua thuế nhập khẩu chiếm khoảng 25-30% trong tổng thu về thuế. Tuy nhiên, kể

từ khi thực hiện chủ trương cải cách thuế bước II và thực hiện các cam kết cắt giảm thuế (với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), với Liên minh Châu Âu (EU)…), nguồn thu về thuế nhập khẩu giảm dần trong tổng thu về thuế.

Tuy nhiên để thực sự phát huy vai trò tạo nguồn thu ngân sách Nhà nước, thuế nhập khẩu phải bao quát hết các hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời tiền thuế nhập khẩu vào ngân sách Nhà nước.

Hai là, kiểm soát và điều tiết đối với hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra ở hầu khắp các nước, dưới nhiều hình thức đa dạng về chủng loại hàng hóa, có hàng hóa phục vụ an ninh quốc phòng, có hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, có loại hàng hóa xâm hại đến chủ quyền an ninh quốc gia, đời sống nhân dân như ma tuý, vũ khí, văn hóa phẩm đồi truỵ… Thông qua việc kiểm tra hàng hóa và thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu các cơ quan chức năng nắm được thực trạng hàng hóa nhập khẩu: loại hàng gì? số lượng bao nhiêu? nhập khẩu từ nước nào?... qua đó Nhà nước kiểm soát được toàn bộ các loại hàng hóa nhập khẩu, để có những điều chỉnh chính sách đối với hàng hóa nhập khẩu phù hợp thực tiễn.

Để điều tiết hoạt động nhập khẩu hàng hóa ngoài các biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch, giấy phép, cấp phép tự động… thì biện pháp sử dụng công cụ thuế nhập khẩu được các nước áp dụng một cách phổ biến. Thông qua công cụ thuế nhập khẩu, Nhà nước khuyến khích hay hạn chế hoạt động nhập khẩu đối với từng loại hàng hóa.

Ba là, bảo hộ sản xuất trong nước. Thuế nhập khẩu tác động trực tiếp vào giá cả hàng hóa nhập khẩu trên thị trường. Đối với những hàng hóa nhập

hàng cần bảo hộ, Nhà nước đánh thuế nhập khẩu cao sẽ hạn chế tiêu dùng hàng nhập khẩu, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm trong nước. Nhờ đó, hàng sản xuất trong nước sẽ có điều kiện cạnh tranh với hàng nhập khẩu nhờ giá bán sản phẩm thấp hơn. Mặt khác, khi đánh thuế nhập khẩu hàng hóa thấp, tức là Nhà nước không hạn chế nhập khẩu mặt hàng nhập khẩu đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, kiện toàn tổ chức, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các cam kết quốc tế về cắt giảm thuế nhập khẩu được thực hiện thì vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu phần nào bị hạn chế. Bên cạnh đó, việc quá nhấn mạnh đến vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu sẽ làm cho nền sản xuất trong nước trở nên trì trệ kém phát triển do sự ỷ lại của các doanh nghiệp trong nước vào sự bảo hộ của Nhà nước. Vì vậy, để phát huy tốt vai trò bảo hộ của thuế nhập khẩu buộc phải có sự lựa chọn những ngành nghề phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước, đồng thời buộc các ngành được bảo hộ phải có chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, chủ động trong cạnh tranh với hàng nhập khẩu khi hết thời hạn bảo hộ.

Bốn là, khẳng định chủ quyền quốc gia và chống phân biệt đối xử trong

thương mại quốc tế. Vai trò này của công cụ thuế nhập khẩu được thể hiện ở chỗ, bất kể một loại hàng hóa nào khi nhập khẩu vào Việt Nam đều phải khai báo, xuất trình để kiểm tra và nộp thuế (nếu có), mọi hành động phân biệt đối xử của nước ngoài đối với hàng hóa của Việt Nam nếu làm tổn hại đến nền sản xuất trong nước thì đều phải chịu các biện pháp trả đũa thông qua việc áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 25 - 27)