Đặc điểm địa lý tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 48 - 49)

d. Các hiệp định, cam kết quốc tế

3.1.1. Đặc điểm địa lý tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới vùng Đông Bắc Bộ, phía đông bắc tiếp giáp với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên. Lạng Sơn nằm ở vị trí có đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với tỉnh bạn. Đây là vị trí khá thuận lợi đối với hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.

Lạng Sơn có chiều dài 253km đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, có nhiều đường ngang ngõ tắt, đường mòn biên giới, địa hình phức tạp chạy qua nhiều huyện biên giới, với 02 cửa khẩu Quốc tế (Hữu Nghị, Ga

đường sắt quốc tế Đồng Đăng), 01 cửa khẩu Quốc gia (Chi Ma) và 09 cửa

khẩu phụ (Tân Thanh, Cốc Nam, Co Sâu, Pò Nhùng, Bản Chắt, Nà Căng, Nà

Nưa, Na Hình, Bình Nghi), đó là những điểm giao lưu đường bộ rất thuận lợi

sang Trung Quốc và qua đó sang các nước Trung Á và Châu Âu, tạo sự giao lưu buôn bán hàng hóa của Lạng Sơn với các tỉnh bạn. Mặt khác có đường sắt liên vận quốc tế là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học công nghệ với Trung Quốc, các nước bạn và các tỉnh phía nam trong cả nước.

Lạng Sơn có hệ thống cơ sở hạ tầng đang từng bước phát triển tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội, đối ngoại, trao đổi, giao lưu về kinh tế, văn hóa. Lạng Sơn cũng như các tỉnh miền núi khác đã và đang được

chương trình dự án khuyến khích đầu tư, các chính sách ưu tiên nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần mở rộng thị trường, mở rộng giao lưu hàng hóa, tạo điều kiện thực hiện các chính sách định canh, định cư, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. Xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu ngày càng phát triển.

Trong 5 năm gần đây mức tăng bình quân của kim ngạch nhập khẩu là 44,4% mỗi năm (ước tính lượng hàng hóa nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn chiếm 60% lượng hàng hóa nhập khẩu qua các tỉnh biên giới phía Bắc). Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là linh kiện, phụ tùng ôtô, ôtô tải các loại (xe tải, rơmooc, semi rơmooc), máy móc, thiết bị, hóa chất, hoa quả tươi, hàng tiêu dùng (đồ gia dụng, vải vóc, quần áo may sẵn, hàng điện tử... ).

Trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói chung, hoạt động nhập khẩu nói riêng đã thu được những kết quả khả quan hơn so với thời điểm trước năm 2010. Số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu tăng hơn 4%, kim ngạch và số thuế nộp ngân sách năm sau đều tăng so với cùng năm trước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 48 - 49)