Quản lý ngƣời nộp thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 28 - 31)

b. Đặc điểm của thuế nhập khẩu

1.2.2.1. Quản lý ngƣời nộp thuế nhập khẩu

Người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế, bao gồm:

- Chủ hàng hóa nhập khẩu.

- Cá nhân có hàng hóa nhập khẩu khi nhập cảnh hoặc nhận hàng qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

Quản lý người nộp thuế là khâu đầu tiên và quan trọng đối với công tác quản lý thu thuế nhập khẩu. Hệ thống thông tin về người nộp thuế nhập khẩu bao gồm những thông tin tự động theo phát sinh sự kiện liên quan đến người nộp thuế như: Mã số thuế, địa chỉ, điện thoại; Giám đốc; Số tờ khai Hải quan; Ngày mở tờ khai; Mặt hàng nhập khẩu; Số tiền thuế phải nộp; Số tiền thuế đã nộp; Nợ thuế; Loại nợ; số lần vi phạm pháp luật...

Thông tin về người nộp thuế nhập khẩu là yêu cầu quan trọng của công tác quản lý thuế hiện đại, đảm bảo cơ quan Hải quan theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, cơ quan Hải quan có căn cứ để phân loại các người nộp thuế để áp dụng hình thức kiểm tra hàng hóa nhập khẩu phù hợp theo quy định. Từ đó tránh thất thu ngân sách, đồng thời giảm phiền hà cho đối tượng chấp hành tốt pháp luật thuế, ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật về thuế.

Ngoài ra, thông tin về đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế cũng là cơ sở quan trọng giúp cho công tác theo dõi nợ thuế và thu hồi nợ thuế thực hiện đạt hiệu quả cao, đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời các khoản thuế vào ngân sách nhà nước, hạn chế hiện tượng dây dưa, trốn nợ thuế.

Theo quy định về quản lý thuế và quản lý hải quan hiện hành, tiêu chí đánh giá người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật được xác định như sau:

- Có hoạt động xuất nhập khẩu tối thiểu 365 ngày tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất nhập khẩu. Trong thời gian 365 ngày trở về trước, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng xuất, nhập khẩu được cơ quan hải quan xác định là: Không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận

chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế; Không quá hai lần bị xử lý về các hành vi vi phạm khác về hải quan (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Không còn nợ thuế quá hạn quá chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; Không còn nợ tiền thuế quá hạn, không còn nợ tiền phạt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;

- Thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Người nộp thuế đáp ứng điều kiện quy định trên đây sẽ được ưu tiên làm thủ tục hải quan trước, ưu tiên khi phân luồng tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu và được ân hạn thuế theo quy định tại điều 18 Thông tư 194/2010/TT- BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính.

Từ năm 2008 đến nay, ngành Hải quan đã áp dụng quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động nghiệp vụ theo Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ Tài chính ban hành quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 và số 15/QĐ-TCHQ ngày 8/3/2011 của Tổng cục Hải quan quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, việc phân luồng tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được cơ quan Hải quan thực hiện căn cứ vào: kết quả đánh giá chấp hành pháp luật của Doanh nghiệp; chủng loại hàng hóa và loại hình xuất, nhập khẩu..., cụ thể như sau:

- Đối với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật và hàng hóa nhập khẩu không bị áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro: tờ khai sẽ được phân vào Luồng

xanh (Chấp nhận thông quan hàng hoá trên cơ sở thông tin khai hải quan của

Doanh nghiệp).

- Đối với doanh nghiệp không chấp hành tốt pháp luật hoặc hàng hóa nhập khẩu đang bị áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro: tờ khai sẽ được phân vào hoặc Luồng vàng (Kiểm tra chi tiết chứng từ, giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan

trước khi thông quan hàng hoá. Công chức hải quan kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý xuất nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật) hoặc Luồng đỏ (Kiểm tra chi tiết chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá. Công chức hải quan kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý xuất nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật; Kiểm tra thực tế hàng hoá: kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hoá. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hoá với hồ sơ hải quan). Một số tờ khai của Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật cũng sẽ được phân Luồng đỏ để kiểm tra xác suất ngẫu nhiên và theo dõi, đánh giá ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 28 - 31)