III. Nợ khó thu
7 Nợ chờ xử lý do doanh nghiệp có khiếu nại chưa chịu nộp thuế theo quyết định truy thu, ấn định thuế
3.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế a Nguyên nhân khách quan
a. Nguyên nhân khách quan
Một là, ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của một số doanh nghiệp nhập khẩu còn thấp.
Một số doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách ân hạn thuế: trong thời gian được ân hạn thuế doanh nghiệp đã nhập ồ ạt nhiều lô hàng, có số thuế từ trăm triệu đến vài tỷ đồng. Sau đó doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể... để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Một số doanh nghiệp khác lợi dụng việc cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thóang cho hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp đã cố tình thực hiện không đúng quy định, khai báo sai, gian lận thuế. Sau khi bị cơ quan Hải quan kiểm tra, phát hiện tiến hành truy thu tiền thuế thì các doanh nghiệp này chây ỳ không nộp.
Hai là,nhiều khó khăn, trở ngại khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
Trích số dư tài khoản của doanh nghiệp tại Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng để nộp thuế là một biện pháp cưỡng chế đối với doanh nghiệp. Thực tế, biện pháp này gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực thi. Một số ngân hàng và tổ chức tín dụng chưa hợp tác chặt chẽ với cơ quan Hải quan vì muốn bảo vệ khách hàng. Một số trường hợp ngân hàng chấp nhận hợp tác với cơ quan Hải quan thì tài khoản của doanh nghiệp không còn số dư. Do đó việc thu thuế từ biện pháp số dư tài khoản của doanh nghiệp tại Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng là không có hiệu quả.
Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt là một biện pháp cưỡng chế khác. Mặc dù Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định chi tiết về vấn đề này, nhưng thực tế khi áp dụng còn nhiều khó khăn vướng mắc. Việc xác định tài sản hợp pháp của cá nhân nợ thuế đang nắm giữ, xác định trị giá tài sản, xác định và tính tỷ lệ tài sản đối với các tài sản có đồng sở hữu vốn... rất khó tiến hành trong thực tế.
Các biện pháp cưỡng chế như: dừng làm thủ tục hải quan, thu hồi giấy đăng ký chứng nhận kinh doanh, mã số thuế chỉ có hiệu quả đối với doanh nghiệp còn hoạt động. Đối với khoản nợ từ năm 1998 trở về trước, hiện nay phần lớn các doanh nghiệp không còn hoạt động, không truy tìm được địa chỉ và người đại diện hợp pháp có liên quan để thu hồi nợ.
Ba là,văn bản chính sách pháp luật về thuế của Nhà nước còn phức tạp về nội dung, khó thực hiện và nhiều kẽ hở để doanh nghiệp lách luật.
Một số quy định của pháp luật thuế và quản lý thuế còn phức tạp, chưa tương thích với chuẩn mực quốc tế/khu vực và mục tiêu đơn giản hóa trong điều kiện hải quan hiện đại. Điều đó biểu hiện trên các góc độ sau đây:
- Pháp luật về quản lý thuế còn quá phức tạp. Thời hạn nộp thuế được quy định khác nhau tuỳ theo mục đích nhập khẩu hàng hóa để sản xuất xuất khẩu hay tiêu dùng, hay tạm nhập tái xuất. Quy định này tuy một mặt đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế trong điều kiện các doanh nghiệp còn thiếu vốn nhưng quá phức tạp. Cơ quan Hải quan phải phân bổ nguồn lực lớn cho công tác đôn đốc, cưỡng chế thu nợ thuế, nợ phạt.v.v, không phù hợp với mục tiêu hiện đại hóa và áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro.
- Một số quy định về chính sách thuế (đặc biệt là Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi) chưa ổn định, hay thay đổi và không được hệ thống hóa kịp thời gây
khó khăn cho quá trình thực hiện; người nộp thuế bị động trong tính toán hiệu quả kinh doanh v.v..
- Quy định về hồ sơ, thủ tục xét miễn thuế, hoàn thuế, không thu thuế và thanh khoản đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất, hàng đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng là kẽ hở để các doanh nghiệp cố tình vi phạm.
- Quản lý thuế nhập khẩu về thủ tục hành chính áp dụng trong lĩnh vực hải quan nhưng lại đang được quy định ở 2 luật khác nhau là Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế (quy định về khai hải quan với khai thuế, hồ sơ hải quan với hồ sơ thuế, kiểm tra hải quan với kiểm tra thuế, thông tin hải quan với thông tin thuế...), hoặc thường xuyên được sửa đổi, bổ sung (Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi) hoặc được hướng dẫn thực hiện bằng các công văn (đăng ký danh mục miễn thuế hàng đầu tư, quản lý nợ thuế). Do đó, một số quy định còn trùng lặp hoặc mâu thuẫn hoặc chồng chéo. Điều đó dẫn đến việc tuỳ tiện trong áp dụng, gây phiền hà cho doanh nghiệp và cũng là một trong những nguyên nhân gây cản trở quá trình cải cách, hiện đại hóa công tác quản lý thuế mà trước mắt là áp dụng thông quan điện tử của ngành hải quan trong thời điểm hiện tại.