Quản lý miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 73 - 76)

III. Nợ khó thu

7 Nợ chờ xử lý do doanh nghiệp có khiếu nại chưa chịu nộp thuế theo quyết định truy thu, ấn định thuế

3.2.5. Quản lý miễn, giảm, hoàn thuế nhập khẩu

Công tác thanh khoản, miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế nhập khẩu tại các Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn được chia thành 2 nội dung:

- Trách nhiệm giải quyết hồ sơ miễn thuế, không thu thuế trực tiếp trong quá trình thông quan hàng hóa: giao cho công chức bước 1 trong quy trình thủ tục hải quan thực hiện. 01 Lãnh đạo Đội Nghiệp vụ trực tiếp phụ trách và 01 Lãnh đạo Chi cục phụ trách ký duyệt hồ sơ.

- Trách nhiệm giải quyết hồ sơ thanh khoản, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế sau khi thông quan hàng hóa: giao cho 01 đến 02 công chức thuộc Đội Tổng hợp xử lý hồ sơ và 01 Lãnh đạo Đội phụ trách. 01 Lãnh đạo Chi cục phụ trách công tác này sẽ ký duyệt hồ sơ.

Việc miễn, xét miễn, xét giảm, hoàn thuế hiện nay được thống nhất thực hiện theo Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2424/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2008 của Tổng cục Hải quan. Hồ sơ thanh khoản, miễn, giảm, hoàn thuế, không thu thuế cơ bản được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo việc miễn, giảm hoàn thuế đúng đối tượng, đúng thời gian quy định.

Qua công tác kiểm tra miễn, giảm thuế, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện một số trường hợp doanh nghiệp lợi dụng chính sách miễn, giảm thuế để trốn thuế. Theo quy định hiện hành, hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư quy định tại Danh mục A hoặc B Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm: Thiết bị, máy móc; Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận; Phương tiện

vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy; Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng.

Lợi dụng chính sách này, nhiều doanh nghiệp khi nhập khẩu hàng hóa kê khai là tạo tài sản cố định nhưng lại bán thẳng ra thị trường. Có doanh nghiệp khai nhập khẩu ô tô để vận chuyển nguyên liệu nằm trong dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp để hưởng thuế suất ưu đãi, nhưng thực tế họ lại sử dụng vào mục đích khác như cho thuê hoặc bán để lấy lãi… Một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách cho phép miễn thuế nguyên liệu 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với các dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư, lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư. Doanh nghiệp mua nguyên liệu nhưng không đưa về đơn vị để sản xuất mà bán luôn ra thị trường, hoặc năng lực sản xuất thấp nhưng khai cao để được nhập khẩu miễn thuế.

3.2.6. Quản lý kiểm tra sau thông quan

Để triển khai tốt công tác kiểm tra sau thông quan, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức phân công, bố trí cán bộ quản lý, theo dõi các doanh nghiệp theo địa bàn và theo nhóm mặt hàng trọng điểm. Đồng thời, Hải quan Lạng Sơn cũng tăng cường công tác kiểm tra, xác minh các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm để tiến hành kiểm tra sau thông quan.

Trong những năm qua, công tác kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau:

Bảng 3.5: Kết quả kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

Năm Số cuộc kiểm tra

sau thông quan

Số tiền đã ra quyết định truy thu thuế nhập khẩu, xử phạt vi phạm hành chính (tỷ đồng) Sô tiền đã nộp ngân sách Nhà nƣớc (tỷ đồng) 2010 34 4,6 1,2 2011 41 6,5 2,1 2012 63 14,3 5,0 2013 42 6,2 3,3 2014 145 14,4 9,4

Nguồn: Báo cáo công tác các năm của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn [8]

Qua số liệu tại bảng trên cho thấy, kiểm tra sau thông quan còn ít so với tổng số doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu trên địa bàn, duy chỉ tăng đột biến về số cuộc trong năm 2014, nhưng nhìn chung hiệu quả kiểm tra sau thông qua chưa cao, số tiền thực nộp vào ngân sách chỉ chiếm khoảng trên dưới 50% số tiền đã ra quyết định truy thu, xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài các doanh nghiệp chây ỳ nộp phạt thì còn có nguyên nhân do một số doanh nghiệp vi phạm đã ngừng hoạt động từ trước khi Cục ra quyết định kiểm tra sau thông quan. Điển hình như trường hợp Công ty liên doanh chế biến khoáng sản Lạng Sơn, khi Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn thành lập Đoàn kiểm tra đến trụ sở doanh nghiệp thực hiện kiểm tra vào tháng 7/2013 thì lãnh đạo Công ty không có mặt, không cử đại diện làm việc, chỉ còn nhân viên trông coi tài sản. Hiện trạng trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng rỉ sét do lâu ngày không hoạt động. Qua xác minh, giám đốc Công ty là người Trung Quốc đã về nước, doanh nghiệp ngừng kinh doanh từ cuối năm 2011, doanh nghiệp đã gửi Công văn cho Cục Thuế thông báo xin ngừng hoạt động từ 01/01/2013.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 73 - 76)