- Về trang thiết bị kỹ thuật: Hiện nay, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn được trang bị 387 máy vi tính, đảm bảo mỗi công chức nghiệp vụ có 1 máy
3.2.2. Quản lý ngƣời nộp thuế
Người nộp thuế phát sinh tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn hiện nay bao gồm: các doanh nghiệp có mã số thuế; các tổ chức không có mã số thuế (các tổ chức phi chính phủ, cơ quan đại diện ngoại giao) và cá nhân (khách nhập cảnh và cư dân biên giới). Ngoài ra có các đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế là tổ chức/cá nhân nhận ủy quyền; Đại lý làm thủ tục hải quan (trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế) và các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế). Trong đó, người
nộp thuế là doanh nghiệp chiếm trên 90% tổng số đối tượng hoạt động nhập khẩu qua cửa khẩu.
Để quản lý người nộp thuế, Cục đã tiến hành phân loại và cập nhật, xây dựng cơ sở dữ liệu riêng cho từng nhóm đối tượng. Cụ thể là:
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu: cơ sở dữ liệu bao gồm thông tin về tên, mã số thuế, địa chỉ, số điện thoại, tên người đại diện, loại hình doanh nghiệp, mặt hàng/lĩnh vực kinh doanh, quá trình hoạt động xuất nhập khẩu, thông tin vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế của doanh nghiệp, thông tin nợ thuế, cưỡng chế thuế... Hiện nay, việc quản lý đối với đối tượng này đã được thực hiện thống nhất trên 03 Hệ thống thông tin chung của toàn ngành do Tổng cục Hải quan trang bị là: Hệ thống cơ sở dữ liệu xuất nhập khẩu (Chương trình đa chức năng SLXNK), Hệ thống thông tin vi phạm Riskman và Hệ thống kế toán thuế KTT559.
- Đối với các đối tượng là cư dân biên giới: Chi cục thực hiện cập nhật theo dõi trên Hệ thống quản lý tờ khai tập trung CCES do Tổng cục Hải quan trang bị.
- Đối với các đối tượng là tổ chức (không có mã số thuế) và khách nhập cảnh: Ngoài hệ thống Sổ theo dõi tờ khai nhập khẩu phi mậu dịch, còn cập nhật và theo dõi thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh và lịch sử vi phạm của đối tượng trên Hệ thống thông tin vi phạm Riskman.
- Đối với các đối tượng nộp thay thuế (đại lý hải quan nhận ủy quyền và các tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh): thực hiện quản lý thông tin về tên, mã số thuế, địa chỉ của tổ chức bảo lãnh hoặc đại lý hải quan nhận ủy quyền, các thông tin liên quan đến việc bảo lãnh thuế của hàng hóa nhập khẩu (số chứng thư bảo lãnh, số tiền, số tờ khai hàng nhập khẩu, thời hạn bảo lãnh...) trên Hệ thống kế toán thuế KTT559 toàn ngành.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý người nộp thuế đã đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý thuế của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn. Các hệ thống cơ sở dữ liệu vận hành thông suốt, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cần thiết về người nộp thuế nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý. Đặc biệt là các thông tin về quá trình chấp hành pháp luật hải quan, pháp luật thuế của doanh nghiệp vì đây là tiêu chí cơ bản để cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan và xác định thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Việc áp dụng quản lý rủi ro như trên đã rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, đồng thời vẫn đảm bảo kiểm tra chặt chẽ đối với các lô hàng cần quản lý. Đến nay, tỷ lệ tờ khai được phân vào Luồng xanh đã chiếm trên 80% tổng số tờ khai phải xử lý thông quan của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn. Đây là xu hướng tất yếu trong điều kiện hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ, áp lực thông quan hàng hóa không ngừng gia tăng mà yêu cầu quản lý ngày càng cao và nguồn lực quản lý không tăng tương ứng. Có thể nói trong giai đoạn 2010-2014, thông qua công tác thu thập thông tin và áp dụng quản lý rủi ro, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã quản lý tốt các người nộp thuế, đặc biệt là các doanh nghiệp, đảm bảo thông quan hàng hóa nhanh và tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu.
Mặc dù đã phân luồng hàng hoá để phân biệt mức độ kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra hàng hoá, nhưng trên thực tế có rất nhiều doanh nghiệp đã được phân luồng hàng hoá nhập khẩu luồng xanh nhưng cố tình vi phạm. Ví dụ điển hình: là vụ nhập khẩu lọ thuỷ tinh của Công ty TNHH Duy Anh, khai báo nhập khẩu là 250.000 bộ lọ thuỷ tinh do Trung Quốc sản xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, qua công tác thu thập thông tin, kiểm tra đã phát hiện doanh nghiệp có hành vi vi phạm là nhập khấu thừa số
lượng so với khai báo là: 90.000 bộ lọ thuỷ tinh. Trị giá vi phạm 258.000.000 VNĐ, số thuế phải truy thu là: 38.750.000 VNĐ.
Thông qua công tác thu thập và quản lý thông tin rủi ro, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện việc chuyển luồng từ luồng xanh sang luồng vàng, từ luồng vàng sang luồng đỏ, từ luồng xanh sang luồng đỏ. Kết quả việc chuyển luồng đã phát hiện nhiều bộ tờ khai có sai phạm, số thuế điều chỉnh tăng sau khi chuyển luồng năm 2014 là 873 triệu đồng, với số lượng tờ khai chuyển luồng xanh - đỏ và vàng – đỏ là 2.463 bộ tờ khai (trên tổng số 33.632 bộ tờ khai nhập khẩu).
Bảng 3.1: Doanh nghiệp nợ đọng thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn
Năm Số doanh nghiệp Số tiền nợ đọng
(tỷ đồng) 2010 853 227,75 2011 977 283,4 2012 1.015 241,7 2013 702 207,7 2014 578 185,6
Nguồn: Báo cáo công tác các năm của Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn [8]
Trong giai đoạn 2010 - 2014 lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn duy trì khá ổn định ở mức xấp xỉ 3000 doanh nghiệp. Thực tế cho thấy quản lý người nộp thuế, cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin của người nộp thuế chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý hiện nay. Qua số liệu thống kê số doanh nghiệp nợ đọng thuế tại các năm: số doanh nghiệp nợ không có địa chỉ, doanh nghiệp nợ chây ỳ... tuy có giảm đáng kể qua các năm, nhưng vẫn ở mức cao.
Trên thực tế có nhiều cách xác định căn cứ tính thuế, do đó cũng có nhiều căn cứ tính thuế. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, Luận văn chỉ tập trung vào một số căn cứ tính thuế chủ yếu sau: quản lý giá tính thuế, quản lý xuất xứ hàng hóa, quản lý áp mã số hàng hóa, quản lý số lượng hàng hóa.