Quản lý thu nộp tiền thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 33 - 35)

b. Đặc điểm của thuế nhập khẩu

1.2.2.3. Quản lý thu nộp tiền thuế

Bên cạnh việc đẩy mạnh quá trình cải cách thủ tục hành chính: Tự kê khai, tính và nộp thuế của người nộp thuế thì Hải quan cần tổ chức tốt khâu tổ chức thu nộp. Mối quan hệ giữa cơ quan Hải quan, thuế, kho bạc, các ngân hàng phải được tăng cường để tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi thông tin, đảm bảo việc thanh khoản, xác định nộp thuế đúng hạn.

Thu nộp tiền thuế là khâu sau của quy trình thủ tục hải quan nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi lẽ việc tổ chức thu nộp thuế đúng thời hạn, đủ số tiền, hạn chế nợ đọng là tiêu chí căn bản để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý thuế nhập khẩu của cơ quan Hải quan.

Ngoài ra, cơ quan Hải quan cần tập trung quản lý chặt chẽ các người nộp thuế để đảm bảo đôn đốc, thu nộp thuế; tránh tình trạng nợ đọng, gian lận thuế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu; phát hiện các trường hợp vi phạm... từ đó áp dụng các biện pháp xử lý triệt để.

Quản lý thu nộp tiền thuế gồm nội dung:

● Quản lý nộp thuế

Sau khi doanh nghiệp nộp thuế tại Kho bạc Nhà nước, công chức hải quan tiến hành nhập máy để xoá nợ cho doanh nghiệp, tính tiền phạt chậm nộp thuế do doanh nghiệp nộp chậm so với ngày ân hạn (nếu có).

● Quản lý nợ thuế

Quản lý nợ thuế là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng quản lý thuế. Luật Quản lý thuế quy định các doanh nghiệp sẽ tự chịu trách nhiệm trong việc khai thuế, nộp thuế. Cơ quan Hải quan có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc. Thuế nợ được phân thành 3 nhóm:

- Nhóm nợ khó thu, gồm nợ thuế của doanh nghiệp giải thể, phá sản; Nợ thuế của doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích; Nợ thuế của doanh nghiệp bị khởi tố; Nợ thuế của doanh nghiệp ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh; Nợ thuế đang chờ giải quyết theo Luật Phá sản.

- Nhóm nợ chờ xử lý, gồm nợ đang chờ điều chỉnh do sai sót, do số tạm tính cao hơn số phải nộp, do chứng từ luân chuyển chậm hoặc thất lạc, nợ chờ điều chỉnh do có khiếu nại; Nợ đang xử lý miễn, giảm, xóa nợ; Nợ được gia hạn, khoanh nợ, giãn nợ; Nợ chờ xử lý bù trừ với tiền hoàn thuế.

- Nhóm nợ có khả năng thu là số nợ thuế không thuộc hai nhóm trên. Nhóm này được phân loại thành Nợ thuế dưới 30 ngày; Nợ thuế chậm nộp từ 30 ngày đến 90 ngày; Nợ thuế quá 90 ngày.

● Quản lý cƣỡng chế thuế

Sau khi thực hiện các biện pháp đôn đốc thu thuế, hồ sơ nộp thuế đã quá hạn 90 ngày so với ngày cuối cùng được ân hạn thuế mà doanh nghiệp không đến thanh khoản thuế thì Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn sẽ tiến hành cưỡng chế thuế theo quy định tại Điều 93 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thuộc thẩm quyền của Cục Hải quan bao gồm:

1) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản.

2) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

3) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt.

5) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 33 - 35)