Bối cảnh mới và ảnh hƣởng của nó đối với hoạt động quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 91 - 93)

III. Nợ khó thu

b. Nguyên nhân chủ quan

4.1. Bối cảnh mới và ảnh hƣởng của nó đối với hoạt động quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

● Nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh

Kinh tế Việt Nam đang phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 dự kiến là 6,5% (năm 2012 là 5,2%; năm 2013: 5,42%; năm 2014: 5,98%). Việt Nam đã bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng và toàn diện. Hoạt động nhập khẩu vì vậy sẽ sôi động hơn, gia tăng nhanh cả về số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu, mặt hàng, thị trường và kim ngạch nhập khẩu. Với những lợi thế địa lý (tiếp giáp với Quảng Tây), giá cả, tính phù hợp của các loại hình hàng hóa từ Trung Quốc trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh, không chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước mà cả các doanh nghiệp hợp tác liên doanh, doanh nghiệp FDI, tỉnh Lạng Sơn có ưu thế nhất định trong thu hút doanh nghiệp đến hoạt động nhập khẩu qua địa bàn. Do đó, hoạt động quản lý thuế nhập khẩu cần có sự tăng cường, điều chỉnh để thích ứng với lượng hàng hóa nhập khẩu, lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu có chiều hướng gia tăng trong thời gian tới.

● Quan hệ thƣơng mại qua biên giới Việt – Trung gia tăng

Quan hệ thương mại giữa hai nước tiếp tục gia tăng do lợi thế truyền thống về các lĩnh vực hợp tác của hai Đảng, hai Nhà nước, do sự cắt giảm thuế quan theo các cam kết quốc tế và khu vực, do lợi thế về quãng đường vận chuyển hàng hóa ngắn, thời gian nhanh, đặc biệt là tính đa dạng và giá cả

cạnh tranh hơn nhiều so với một số thị trường như Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Nhật Bản.

● Việc thực hiện đúng các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế

Các cam kết hội nhập quốc tế kể cả song phương và đa phương sẽ giảm đi tối đa các hàng rào thuế quan, những cấm kỵ theo cảm tính sẽ phải dỡ bỏ. Khi mức thuế suất nhập khẩu giảm dần theo cam kết hội nhập, tỷ trọng của thuế nhập khẩu trong tổng thu ngân sách cũng có xu thế giảm, tuy vậy thuế nhập khẩu vẫn là mối quan tâm chủ yếu của Bộ Tài chính, Chính phủ. Ưu tiên này được phản ánh trong các chương trình cải cách hải quan và sáng kiến hỗ trợ kỹ thuật trong công tác quản lý thuế nhập khẩu. Vì thế, yêu cầu thu đúng, thu đủ đối với thuế nhập khẩu càng cần được đặt ra giải quyết.

● Những đổi mới về hoạt động của ngành Hải quan Việt Nam

Để đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực, tạo đà cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, thu thuế xuất nhập khẩu ngày càng cao nhưng vẫn tạo thông thoáng cho doanh nghiệp và nhân dân, Hải quan Việt Nam đã đề ra nhiều chủ trương cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; tuân thủ các quy định pháp luật, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chương trình cải cách hành chính; thực hiện các cam kết mà Việt Nam là thành viên; Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại trên cơ sở tăng cường quản lý Nhà nước về Hải quan; Lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, tập trung đầu tư để hiện đại hóa Hải quan tại các vùng, địa bàn đảm bảo sự phát triển chung của Hải quan Việt Nam, kết hợp phát huy nội lực là chính với tranh thủ sự hỗ trợ bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững; Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các Bộ, ngành, địa phương mà trong đó ngành Hải quan là nòng cốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)