phối hợp trong nội bộ ngành Hải quan đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan chức năng khác như: Thuế, Kho bạc, Ngân hàng, Tài chính, Công an, các Hiệp hội ngành nghề... Mối liên hệ khăng khít giữa cơ quan Hải quan với các cơ quan, tổ chức này tạo nên sự ràng buộc không thể thiếu trong quản lý thuế nhập khẩu. Ngoài ra, sự phối hợp này không chỉ nằm trong biên giới quốc gia mà phải kể đến Hải quan các nước, Tổ chức Hải quan Thế giới... nhằm trao đổi thông tin nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau.
1.2.4.2. Nhân tố khách quan
a. Hệ thống chính sách thuế nhập khẩu của quốc gia
Hệ thống chính sách thuế nhập khẩu là tổng hợp các văn bản pháp luật quy định về thuế, thuế nhập khẩu và hệ thống cơ quan quản lý thuế nhập khẩu (Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Chi cục Hải quan trực thuộc). Hệ thống chính sách thuế nhập khẩu đồng bộ, hoàn thiện, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với các cam kết quốc tế sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để cho công tác quản lý thuế nhập khẩu đi vào khuôn khổ, đồng thời nó cũng giúp cho người nộp thuế hiểu và nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật.
b. Ý thức tuân thủ pháp luật thuế nhập khẩu của các ngƣời nộp thuế nhập khẩu thuế nhập khẩu
Trình độ nhận thức cũng như ý thức chấp hành pháp luật thuế nhập khẩu của doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu. Hiện nay có những gian lận chủ yếu sau trong việc nộp thuế của các người nộp thuế: khai báo giá tính thuế nhập khẩu không trung thực; khai báo hàng không thanh toán, hàng hỗ trợ tiếp thị quảng cáo, hay thủ đoạn đánh đồng tên hàng nhưng chất lượng và phẩm cấp thương mại cao hơn; gian lận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), thủ đoạn khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm hưởng lợi từ việc ưu đãi về thuế đối với các nước mà Việt Nam có cam kết giảm thuế.
Ngoài ra, còn nhiều doanh nghiệp chây ỳ, cố tình không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, có dấu hiệu trốn thuế hoặc không hợp tác với cơ quan chức năng trong việc thu hồi nợ thuế, mặc dù cơ quan Hải quan đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ như: xác minh tài khoản tiền gửi, xác minh tình trạng hoạt động, địa chỉ của doanh nghiệp tại các cơ quan Thuế, cơ quan Công an, các Ngân hàng thương mại, Sở Kế hoạch và Đầu tư; một số khác doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, giải thể, phá sản hoặc đang trong tình trạng tạm ngừng hoạt động, do vậy việc hoàn thiện hồ sơ thu hồi nợ thuế còn gặp nhiều khó khăn.