Quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 69 - 70)

- Về trang thiết bị kỹ thuật: Hiện nay, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn được trang bị 387 máy vi tính, đảm bảo mỗi công chức nghiệp vụ có 1 máy

3.2.4.2. Quản lý nợ thuế

Việc quản lý (theo dõi và cưỡng chế) nợ thuế hiện nay tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn được giao cho Phòng Thuế xuất nhập khẩu chủ trì, tham mưu thực hiện. Các công việc xử lý nợ, báo cáo nợ hiện nay được thực hiện trên Hệ thống kế toán thuế KTT559 của ngành Hải quan và được kết nối, cập nhật trên toàn quốc. Thông qua hệ thống này, các Chi cục Hải quan trực tiếp làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu sẽ có đầy đủ thông tin về số nợ thuế, tình trạng nợ... của doanh nghiệp, làm cơ sở để quyết định việc phân luồng, cho ân hạn thuế hoặc yêu cầu nộp thuế ngay đối với doanh nghiệp.

Để việc quản lý nợ thuế được chặt chẽ, tránh tình trạng nợ thuế dây dưa kéo dài, đảm bảo thu hồi nợ đọng, tránh để nợ xấu phát sinh nhằm hoàn thành thắng lợi chỉ tiêu thu ngân sách hàng năm, Cục đã đẩy mạnh các biện pháp quản lý như:

- Thường xuyên rà soát, phân loại các khoản nợ để có biện pháp quản lý, theo dõi, đôn đốc phù hợp, giảm tối đa nợ xấu phát sinh.

- Thường xuyên gửi thông báo nợ thuế và phạt chậm nộp thuế đến từng doanh nghiệp có tờ khai phát sinh nợ thuế, gọi điện thoại đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn.

- Hàng tháng, cử Tổ đôn đốc thu hồi nợ thuế đến trụ sở doanh nghiệp làm việc về khoản nợ thuế. Thực hiện phối hợp thường xuyên với cơ quan Thuế quản lý doanh nghiệp và Ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản trong việc thu hồi các khoản nợ đọng thuế.

- Xác minh qua Sở Kế hoạch và Đầu tư để xác định tình trạng hoạt động của doanh nghiệp...

- Phối hợp tốt với Công an, Cục Thuế, Kho bạc nhà nước... để thu hồi nợ. - Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài để đăng tải các thông tin các doanh nghiệp nợ chây ỳ để đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế.

Từ năm 2010, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện quản lý, đối chiếu nợ thuế theo chương trình phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Hải quan và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS), Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn đã đảm bảo theo dõi, cập nhật kịp thời các khoản thanh toán nợ của doanh nghiệp, góp phần tiết kiệm thời gian, nhân lực và giúp cho công tác theo dõi đôn đốc nợ thuế đạt hiệu quả tốt hơn.

Tuy nhiên, Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn vẫn gặp nhiều khó khăn phát sinh trong công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế như: Nhiều trường hợp số dư tiền gửi của các doanh nghiệp tại các ngân hàng quá ít, không đủ để thực hiện quyết định cưỡng chế; Một số công văn đôn đốc thu hồi nợ thuế gửi cho doanh nghiệp qua đường bưu điện bị trả lại do doanh nghiệp thay đổi địa chỉ không thông báo cho cơ quan hải quan; Khi gửi công văn xác minh tình trạng doanh nghiệp đến các Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh/thành phố, cơ quan Thuế quản lý doanh nghiệp hoặc ngân hàng thì thông tin phản hồi nhận được rất chậm, gây khó khăn cho công tác xử lý các khoản nợ; Một số ngân hàng cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp chưa tích cực hợp tác với cơ quan Hải quan khi phải xử lý thu hồi nợ…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh lạng sơn (Trang 69 - 70)