III. Nợ khó thu
7 Nợ chờ xử lý do doanh nghiệp có khiếu nại chưa chịu nộp thuế theo quyết định truy thu, ấn định thuế
3.3.2. Những hạn chế chủ yếu và nguyên nhân của hạn chế 1 Những hạn chế chủ yếu
3.3.2.1. Những hạn chế chủ yếu
● Chƣa quản lý tốt ngƣời nộp thuế
Tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, số doanh nghiệp nợ thuế quá hạn còn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 15% trên tổng số doanh nghiệp làm thủ tục hải quan qua địa bàn Lạng Sơn). Như vậy cùng với số doanh nghiệp làm thủ tục hải quan trong thời gian qua không ngừng tăng nhanh thì số doanh nghiệp nợ thuế không tìm thấy địa chỉ, doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, mất tích cũng tăng lên đáng kể. Việc cập nhật theo dõi thông tin về doanh nghiệp còn nhiều hạn chế nên chưa thể chủ động đưa ra các biện pháp áp dụng phù hợp với từng loại doanh nghiệp.
● Gian lận thuế nhập khẩu qua các căn cứ tính thuế còn tƣơng đối phổ biến
Dấu hiệu gian lận qua căn cứ tính thuế ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan và các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của chính sách, pháp luật của Nhà nước để trục lợi bất chính.
Các hình thức gian lận qua các căn cứ tính thuế trong thời gian qua là: gian lận qua giá tính thuế, gian lận qua xuất xứ hàng hóa, mã số hàng hóa, số lượng hàng hóa... Thực tế công tác quản lý căn cứ tính thuế nổi lên một số hạn chế sau:
- Công tác tham vấn và xác định giá tính thuế chưa đạt hiệu quả cao; đa số chấp nhận trị giá khai báo sau khi tham vấn. Tổ chức tham vấn chủ yếu dựa trên một khuôn mẫu nhất định nên các biên bản tham vấn hầu như giống nhau; chưa chủ động, sáng tạo trong quá trình tham vấn, chưa làm nổi bật những mâu thuẫn, những nghi ngờ của cơ quan Hải quan đối với trị giá khai
- Một số công chức thực hiện công tác kiểm tra hồ sơ ban đầu và cập nhật dữ liệu khai báo còn mang tính hình thức, chưa đầy đủ; việc kiểm tra khai báo của doanh nghiệp đôi lúc còn chưa chặt chẽ, còn để xảy ra sai xót, chưa phát hiện kịp thời sự bất hợp lý của mức giá khai báo để tham vấn, bác bỏ.
- Việc kiểm tra, phát hiện các chứng từ làm giả như: hóa đơn thương mại, xuất xứ hàng hóa... còn hạn chế.
● Tình trạng nợ đọng còn phức tạp, dây dƣa kéo dài
Qua phần số liệu thực trạng cho ta thấy tình hình nợ đọng tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn tuy có giảm đều theo từng năm, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao. Điều này một mặt phản ánh khó khăn chung của tình hình kinh tế, mặt khác cũng cho thấy công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế tại Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn chưa thực sự hiệu quả, tình trạng nợ thuế phức tạp và dây dưa kéo dài. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp nợ thuế quá hạn còn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 19% trên tổng số doanh nghiệp làm thủ tục hải quan qua địa bàn). Số doanh nghiệp nợ thuế không tìm thấy địa chỉ, doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động, mất tích cũng tăng lên đáng kể. Việc cập nhật theo dõi thông tin về doanh nghiệp còn nhiều hạn chế nên chưa thể chủ động đưa ra các biện pháp áp dụng phù hợp với từng loại doanh nghiệp.
● Chƣa phát huy đƣợc vai trò kiểm tra sau thông quan
Công tác kiểm tra sau thông quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể như sau:
- Chưa coi phúc tập là khâu quan trọng của kiểm tra hồ sơ hải quan thay cho kiểm tra trong thông quan; khả năng phát hiện các chứng từ bất hợp pháp và gian lận trong phúc tập còn thấp.
- Chưa xây dựng được cẩm nang kiểm tra sau thông quan. Chưa thật nhạy bén, năng động trong hoạt động và chỉ đạo hoạt động nghiệp vụ. Cán bộ làm công tác kiểm tra thuế chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng kiểm tra tại
doanh nghiệp, các kỹ năng hành chính như lập biên bản, xác định hành vi phạm, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại chưa thành thạo.
Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp và tại trụ sở cơ quan Hải quan còn ít, hiệu quả kiểm tra sau thông quan chưa cao. Tỷ lệ thực thu sau khi có quyết định truy thu thuế còn thấp.